Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Viêm loét dạ dày: Những biến chứng nguy hiểm


Viêm loét dạ dày là căn bệnh khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Tình trạng viêm có thể gây ra những biến chứng khó lường đe dọa tính mạng của bạn, đã đến lúc các bạn cần nghe theo lời khuyên từ các chuyên gia về căn bệnh khó chữa này.


hình ảnh mô phỏng bệnh viêm loét dạ dày

Nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày

Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là nguyên nhân chính gây bệnh. Ngoài ra, bệnh còn do một số yếu tố khác gây nên với một tỷ lệ thấp (hoặc là đơn phương hoặc kết hợp) như do dùng thuốc aspirin, corticoid hoặc thuốc chữa khớp không steroid hoặc do chế độ ăn uống thất thường, chưa đúng cách, uống nhiều rượu, bia hoặc do căng thẳng thần kinh (stress) trong một thời gian dài hoặc do bệnh tự miễn…


Viêm loét dạ dày không chỉ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống mà còn gây ra nhiều biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị.

- Hẹp môn vị: Biểu hiện đau bụng và nôn ói rất dữ dội, đặc biệt bệnh nhân ói ra thức ăn của ngày hôm trước, có mùi hôi thối. Dần dần bệnh tiến triển nặng lên, đau thượng vị nhiều hơn, có khi đau lâm râm nhưng có khi đau dữ dội do ứ đọng thức ăn và dịch vị dạ dày, đau nhiều khi nằm, ngồi dậy thì đỡ hơn. Nếu nôn nhiều sẽ gây hiện tượng mất nước và chất điện giải càng làm cho người bệnh mệt mỏi, khó chịu, người gầy, da xanh, thèm ăn nhưng không dám ăn vì ăn vào đau nhiều hơn, mắt trũng, da khô ráp và hay cáu gắt.

- Thủng dạ dày: Các vị trí loét khác của dạ dày cũng có thể bị biến chứng chảy máu. Một loại biến chứng cũng rất thường gặp và và rất nguy hiểm là thủng dạ dày- tá tràng. Có những bệnh nhân do bị loét ngầm nên bình thường không đau bụng hoặc đau rất ít, đột nhiên bị thủng dạ dày phải cấp cứu. Bệnh nhân đột ngột có cơn đau dữ dội như dao đâm, bụng gồng cứng như gỗ. Trong trường hợp bị thủng dạ dày mà cấp cứu không kịp thời thì dễ đưa đến viêm phúc mạc (màng bụng), gây sốc và có thể bị tử vong.


- Xuất huyết tiêu hóa: Là biến chứng thường gặp nhất, hiện tượng máu thoát ra khỏi lòng mạch chảy vào ống tiêu hoá, biểu hiện nôn ra máu do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản. Đặc biệt là loét hành tá tràng rất dễ làm chảy máu. Chảy máu hành tá tràng có thể ồ ạt phải cấp cứu hoặc chảy máu ri rỉ làm cho đi cầu phân máu có thể máu đỏ hoặc phân có màu đen hôi thối.

Trong các bệnh về dạ dày thì đáng sợ nhất là viêm, loét bờ cong nhỏ, tiền môn vị, môn vị hoặc có thể viêm loét hang vị. Các biến chứng này nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng và không điều trị triệt để dễ dẫn đến ung thư dạ dày, một dạng ung thư thường gặp, chiếm vị trí hàng đầu trong các ung thư đường tiêu hóa và cũng là một trong những biến chứng của các bệnh lý lành tính ở dạ dày mà không được điều trị triệt để.

Cắt cơn đau dạ dày không khó nhưng nếu chỉ dùng thuốc trị triệu chứng mà quên bảo vệ niêm mạc dạ dày, hạn chế bội nhiễm H.Pylori, thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt của người bệnh thì viêm loét dạ dày rất dễ tái phát. Vì vậy, đau dạ dày tuy không phải nan y nhưng rất khó để chữa khỏi.

Giải pháp nào bảo vệ, ngăn ngừa biến chứng?

Trước đây, ưu tiên hàng đầu của các chuyên gia y tế cho bệnh nhân viêm loét dạ dày là dùng thuốc kháng sinh diệt H.Pylori và thuốc ức chế tiết acid.

Tuy nhiên, uống quá nhiều kháng sinh sẽ gây loạn khuẩn, rối loạn tiêu hóa, tổn thương gan và thận, nếu dùng liều quá cao, lâu dài sẽ gây viêm gan, suy thận mạn.

Còn sử dụng lâu dài các thuốc giảm tiết acid mạnh lại làm gia tăng nguy cơ gãy xương , một số trường hợp làm suy giảm khả năng tình dục và dễ tiến triển thành ung thư.

Hiện nay, để giảm tác dụng bất lợi cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày mạn tính khi phải sử dụng thuốc thường xuyên và lâu dài, các chuyên gia y tế có xu hướng quay trở lại với các thảo dược.





LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét