Viêm loét dạ dày – tá tràng là tình trạng tổn thương có tính chất viêm và loét lớp niêm mạc trong cùng của dạ dày – tá tràng do sự mất cân bằng giữa một bên là yếu tố tấn công (acid HCl và pepsin) và một bên là yếu tố bảo vệ (chất nhày và bicarbonat) niêm mạc dạ dày. Acid dạ dày tăng sẽ mài mòn lớp nhầy, gây kích ứng niêm mạc, tác động vào vết loét làm chúng khó lành và ngày càng loét sâu hơn. Lượng acid này có thể có nguồn gốc từ nội sinh (do bản thân dạ dày tiết ra) hoặc ngoại sinh (do ăn uống).
Chính vì vậy, ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống cũng là một vấn đề quan trọng góp phần nên thành công trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng. Ăn uống hợp lý, khoa học sẽ giúp giảm tiết và giảm sự tác động của acid mà dạ dày đã tiết ra lên niêm mạc dạ dày, đồng thời dinh dưỡng niêm mạc, giúp vết thương chóng lành, nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tối đa chi phí cũng như thời gian điều trị.
Chế độ ăn khá quan trọng đối với việc điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng
Việc lên thực đơn cho người bệnh phải dựa theo các tiêu chí sau: giảm bớt gánh nặng cho dạ dày, giảm khích ứng và đau, giảm acid dịch vị, dễ hấp thu và chóng lành vết loét.
Người viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Người bệnh nên ăn những loại thực phẩm như trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa (nhất là sữa chua) rất tốt cho việc trung hòa acid dich vị. Trong sữa chua có nhiều vi khuẩn có ích tiết ra loại protein diệt khuẩn giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có hại, nhất là HP – thủ phạm chính gây ra viêm loét dạ dày. Uống chè nóng chứa tanin cũng là một thực phẩm tốt để trung hòa acid dịch vị. Tuy nhiên, nếu bạn dễ bị kích thích thì không nên dùng vì nó có thể gây mất ngủ.
Nên ăn các loại đồ ngọt như đường, bánh ngọt, mật ong... và chất béo như dầu thực vật như dầu vừng, dầu đậu nành... vì chúng giúp giảm tiết acid dịch vị. Hạn chế mỡ động vật vì chúng rất khó tiêu.
Nên ăn thịt, cá, tôm giàu protein, dễ hấp thu. Đặc biệt trong tôm và cá có nhiều nguyên tố vi lượng kẽm, rất tốt cho việc làm lành vết loét. Gạo và các sản phẩm là từ gạo như bánh chưng, bánh tẻ...; bánh mỳ; bánh quy; khoai luộc nhừ...có tính chất bao bọc và thấm hút niêm mạc dạ dày cũng rất tốt cho người bệnh.
Thức ăn giàu protein ít béo rất tốt cho người viêm loét dạ dày
Người viêm loét dạ dày mạn tính rất dễ thiếu các loại vitamin và khoáng chất do khả năng hấp thu và tiêu hóa kém. Do đó nên ăn nhiều loại rau màu đỏ, vàng hoặc màu xanh đậm như cà rốt, bí đỏ, cải xanh, bắp cải...vì đây là những thực phẩm rất giàu vitamin A, B, C, E, D, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magiê góp phần nhanh chóng làm lành vết loét. Tuy nhiên, một số loại như cà chua hay ớt chuông thì không nên dùng vì mặc dù hàm lượng vitamin cao nhưng chúng rất dễ gây đầy hơi và khó chịu.
Những loại thực phẩm cần tránh
Người bệnh nên tránh các loại thức ăn có tính acid cao, chua, cay nóng làm tăng tiết acid dịch vị, gây kích ứng dạ dày như chanh, quýt, cóc, me, giấm, ớt, gừng, tiêu....Tỏi mặc dù chứa chất Flavonoid tốt cho dạ dày nhưng cũng nên hạn chế vì dễ gây đầy hơi.
Nên tránh các loại rau có hàm lượng chất xơ cao, các thức ăn cứng gây cọ xát làm tổn thương niêm mạc dạ dày như rau già, quả sống, thịt nhiều gân, mướp, rau muống....
Hạn chế thực phẩm ngâm muối như cà muối, rau dưa muối....những loại thực phẩm này không những có tính acid mà còn chưa nhiều nitrat gây ung thư. Hạn chế thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa như cánh gà rán, thịt quay, nem rán, thịt rán,...
Tránh ăn các đồ sống hoặc chưa được chế biến kỹ như rau sống, gỏi hải sản, nem chua, ...vì những đồ ăn này là nguồn thực phẩm chứa nhiều mầm mống gây bệnh (vi khuẩn HP).
Cà phê và các chất kích thích nên tránh ở người viêm loét dạ dày - tá tràng
Không hút thuốc lá, uống cà phê, rượu, bia, đồ ướng có ga và các loại thực phẩm chứa caffein vì chúng làm tăng tiết acid dịch vị, mài mòn lớp nhầy, gây loét
Ăn như thế nào mới đúng cách?
Không những cần phải ăn đúng loại mà người bị viêm loét dạ dày còn cần phải ăn đúng cách mới có thể góp phần hạn chế mức độ đau và tần suất xuất hiện cơn đau đến mức thấp nhất.
Nên ăn chín, uống sôi, thức ăn cần được thái nhỏ, nấu nhừ. Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ để lượng nước bọt tiết ra được nhiều hơn làm bão hòa acid trong dạ dày, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho dạ dày do không phải tốn nhiều năng lượng để nghiền nát thức ăn.
Tuyệt đối không nên để dạ dày quá đói cũng như không nên ăn quá no. Nếu quá đói, lượng acid tiết ra nhiều, acid tác động vào vết viêm loét làm tăng các triệu chứng đau nóng, ợ chua, buồn nôn; nhất là khi loét hành tá tràng. Nếu quá no, dạ dày giãn to cũng kích thích tiết nhiều acid. Hơn nữa thức ăn, đặc biệt là các thức ăn xơ cứng sẽ trà xát vào vết loét làm cơn đau tăng lên. Tốt nhất bệnh nhân nên ăn uống điều độ, đúng giờ, nên chia nhỏ các bữa ăn (khoảng 4 – 6 bữa/ngày) để dạ dày có thức ăn trung hòa acid và không nên ăn quá khuya.
Nhiệt độ của thức ăn cũng ảnh hưởng tới người bị viêm loét dạ dày. Không nên ăn quá nóng gây kích ứng gây xung huyết hoặc quá lạnh làm dạ dày tăng co bóp. Nhiệt độ thức ăn tối ưu là từ 35 – 40 độ C.
Không nên tắm ngay sau khi ăn vì khi đấy cần dành năng lượng cho dạ dày hoạt động thay vì chuyển hóa thành dạng nhiệt để sưởi ấm cơ thể. Tuyệt đối không được chạy nhảy hay mang vác, bưng bê vật nặng sau khi ăn.
Như vậy vấn đề ăn uống cũng rất qua trọng đối với người bị viêm loét dạ dày – tá tràng. Trên đây là những lưu ý trong ăn uống mà người bệnh cần tuân thủ để đạt hiệu quả điều trị tới mức cao nhất.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN
Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846
Quận Hà Đông - TP Hà Nội
Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét