Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn. Tùy theo các vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm tá tràng, loét tá tràng hoặc cả dạ dày và hành tá tràng đều bị viêm.
Triệu chứng của viêm loét dạ dày thường thấy như:
- Người bị viêm loét dạ dày thường cảm thấy vùng bụng trên (thượng vị) đau, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau từng cơn lúc đói hoặc vào ban đêm.
- Người bị viêm loét dạ dày có thể buồn nôn, đầy bụng, chậm tiêu. Khi ăn vào, cơn đau có thể dịu đi. Cơn đau sẽ giảm đi rõ rệt khi uống thuốc chữa viêm dạ dày.
- Nếu người bị viêm loét dạ dày đi đại tiện phân đen như bã cà phê, có mùi khắm thì dạ dày có thể đã bị chảy máu.
- Hiện nay có hoảng 20% bệnh nhân bị loét dạ dày - tá tràng nhưng không hề có triệu chứng, mà đi khám thì đã có các biến chứng như: xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị, hoặc nội soi kiểm tra mới phát hiện ra bệnh.
Bệnh viêm loét dạ dày xuất hiện bắt nguồn từ thói quen ăn uống thiếu khoa học
- Chế độ ăn, uống bừa bãi, thiếu khoa học. Ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng; Ăn nhiều chất béo; Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng kéo dài; Uống nhiều rượu, nghiện thuốc lá; Ăn vội vàng, nhai không kỹ; Rối loạn giờ giấc ăn uống thường xuyên: ăn không đúng bữa, không đúng giờ, ăn quá khuya, lúc ăn thì quá no, lúc thì nhịn đói quá lâu.
- Sử dụng thuốc & các hóa chất: thường gặp là acid, bụi kim loại, các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid…
- Dạ dày bị nhiễm trùng: ngày nay tình trạng nhiễm Helicobacter Pylori (HP) rất được các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa lưu ý. Theo đó HP là một loại vi khuẩn gam âm, có hình xoắn, là nguyên nhân thường gặp gây ra các bệnh lý ở dạ dày tá tràng.
- Các vấn đề về thần kinh: viêm loét dạ dày thường hay gặp ở những người hay lo lắng, sợ hãi, làm việc quá căng thẳng.
- Các vấn đề về nội tiết: đái tháo đường, hạ đường huyết, hội chứng cushing, xơ gan…
Những vấn đề cần biết trong điều trị viêm loét dạ dày
Các biện pháp điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng đều dựa trên cơ chế chữa trị tận gốc đó là làm liền ổ loét, giảm đau và ngăn ngừa biến chứng. Do vậy mà khi tiến hành điều trị bệnh viêm loét dạ dày bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Không dùng phối hợp các thuốc cùng cơ chế. Điều trị nội khoa là chủ yếu. Chỉ phẫu thuật khi điều trị nội khoa không có kết quả hoặc có biến chứng có chỉ định phẫu thuật.
- Thời gian điều trị tùy thuộc từng trường hợp cụ thể, có thể là từ từ 4 – 8 tuần/đợt điều trị.
- Người bệnh nên kiểm tra nội soi lại sau mỗi đợt điều trị để có đánh giá chính xác tình trạng bệnh.
- Các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng hiện nay đều hoạt động dựa trên các cơ chế sau:
+ Giảm yếu tố gây loét: dùng thuốc ức chế bài tiết acid clohydric và pepsin; dùng thuốc trung hoà acid clohydric. Tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc.Diệt trừ Helicobacter pylori.Dùng các kháng sinh diệt H.pylori như Amoxicillin/ Metronidazol/ tinidazol/ Clarithromycin/ Bismuth...
+ Chế độ ăn: người bị bệnh viêm loét dạ dày cần tránh ăn các thức ăn dễ gây kích thích niêm mạc như rượu, các chất gia vị nóng như ớt, hạt tiêu, các chất có nhiều chất chua, chát… Không hút thuốc lá, thuốc lào.
+ Chế độ làm việc và yếu tố thần kinh, tâm lý. Khi bị bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng, bạn cần chú ý chế độ làm việc hợp lý, tránh làm việc gắng sức, tránh căng thẳng thần kinh, tránh stress tâm lý.
+ Cần lưu ý khám lại sau mỗi đợt điều trị, bác sĩ sẽ đánh giá kết quả điều trị để tư vấn cách chữa bệnh viêm loét dạ dày một cách hiệu quả nhất.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN
Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846
Quận Hà Đông - TP Hà Nội
Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét