Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa bệnh dạ dày


Dạ dày là bệnh phổ biến hàng đầu trong các bệnh đường tiêu hóa, bệnh xuất hiện ở nhiều quốc gia và ở mọi lứa tuổi. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách bệnh có thể gây ung thư dạ dày.

biểu hiện bệnh đau dạ dày
Đau dạ dày rất khó chịu

Tục ngữ có câu: “vị bệnh sinh bách bệnh” từ một bệnh nếu không được điều trị khỏi hẳn, cứ để dai dẳng kéo dài có thể sinh ra nhiều bệnh khác. Để điều trị bệnh một cách hiệu quả cần xác định nguyên nhân gây bệnh , cách phòng ngừa cũng như phương pháp điều trị bệnh dạ dày


- Do tăng chế tiết axit làm hư hại niêm mạc dạ dày, khiến niêm mạc dạ dày bị viêm loét.

- Sử dụng các loại kháng sinh như: aspirin, hoặc sử dụng một số loại kháng sinh để điều trị các bệnh về đau lưng, xương khớp .

- Năm 1982 các nhà khoa học đã tìm ra thêm một nguyên nhân gây viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp 

- Do điều trị thuốc kháng sinh lâu dài.

- Do đã trải qua quá trình xạ trị hoặc xạ trị ngẫu nhiên.

- Thiếu máu ác tính là một trong những nguyên nhân của viêm dạ dày .

- Do có chấn thương trong dạ dày hoặc có phẫu thuật trong dạ dày.

nguyên nhân gây nên bệnh đau dạ dày
Thường xuyên phải dùng kháng sinh

Triệu chứng bệnh đau dạ dày

Khi cơ thể có những dấu hiệu sau đây thì bạn đã có thể nghĩ đến đau dạ dày và nên đến bác sĩ để xác định:

- Đau bụng vùng trên rốn xảy ra sau khi ăn 2 đến 3 tiếng, đôi khi xảy ra ban đêm làm bạn phải thức giấc. 
- Đau bụng vùng trên rốn trầm trọng hơn khi đói bụng và giảm sau khi uống sữa, ăn thức ăn hoặc uống thuốc trung hoà axit. 
- Nôn hoặc buồn nôn. 
- Ăn không tiêu, ợ chua vào buổi sáng hay sau khi ăn 3 đến 4 tiếng. 
- Sụt cân, mệt mỏi.

Phòng ngừa bệnh dạ dày

Để phòng ngừa bệnh dạ dày mỗi người nên có chế độ ăn uống hợp lý. Hạn chế thói quen dùng bia rượu. Khi bị đau lưng, đau nhức xương khớp không tự ý mua thuốc giảm đau, chống viêm, chống nhiễm khuẩn về điều trị, mà nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Riêng đối với việc phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày có vi khuẩn Hp cách tốt nhất nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn sạch, uống sạch.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội


Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Người đau dạ dày nên ăn kiêng gì?


Hỏi:
Cách đây 3 tháng tôi có cảm giác đau cồn cào ở vùng thượng vị, hay ợ chua và đầy hơi, người rất mệt mỏi. Tôi nghĩ mình bị đau dạ dày nên đi khám và được chẩn đoán là bị viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày. Hiện tại tôi đang sử dụng thuốc Tây y, nhưng thỉnh thoảng cứ ăn một số đồ ăn là đau lại tăng lên. Vậy cho tôi hỏi người bị đau dạ dày thì không nên ăn gì? Xin cảm ơn!

nguyên nhân bệnh đau dạ dày

Trả lời:

Chào bạn! Trước tiên cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Trên thực tế, không có một chế độ ăn uống theo toa cụ thể cho những người bị đau dạ dày. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm nhất định có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh như đau bỏng rát, khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn hoặc nôn… Do đó nên hạn chế hoặc tránh. Chúng bao gồm:

1. Cà phê và đồ uống có ga

Cà phê và các đồ uống có gas có hàm lượng caffein cao gây kích thích sản xuất axit dạ dày dẫn đến làm tăng các triệu chứng đau và khó chịu ở những bệnh nhân đau dạ dày. Vì vậy nên hạn chế chúng.

2. Rượu, bia và đồ uống chứa cồn

Rượu bia và các đồ uống chứa cồn có thể gây kích ứng và mài mòn lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, thậm chí có thể dẫn đến chảy máu từ các vết loét trong dạ dày. Do đó người bệnh nên tránh.

3. Tránh các thực phẩm và các loại gia vị có tính chua, cay, nóng: cụ thể như tiêu, ớt, gừng, chanh, giấm, cam, quýt, mơ, khế chua, mù tạtm, các loại dưa muối, cà chua.…

4. Các loại thức ăn nhiều dầu mỡ

Tất cả các thức ăn chiên, xào, rán niều dầu mỡ thường khó tiêu và gây kích ứng. Do đó nên tránh chúng nếu như bạn có một vết viêm loét trong dạ dày. Một số thực phẩm chế biến sẵn từ thịt như xúc xích, thịt hun khói… không những khó tiêu mà còn làm tăng nguy cơ mắc một số loại bệnh ung thư, trong đó có ung thư dạ dày.

5. Các loại thực phẩm tươi sống như hải sản, gỏi… như cua, ốc, hết, nghêu, mực, sứa… Đối với các loại thực phẩm này nên chế biến thật kỹ trước khi sử dụng bởi chúng là nguồn chứa nhiều vi khuẩn Helicobacter pylori – một thủ phạm chính gây viêm loét dạ dày. Hơn nữa cần lưu ý một điều rằng, sau khi ăn hải sản không nên ăn các loại trái cây có nhiều vitamin C, acid tactric như cam, quýt, bưởi, nho…; điều này không những làm mất đi chất dinh dưỡng của thực phẩm mà còn sinh ra các độc tố gây khó tiêu, đau bụng, nôn ọe.

6.Thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Các loại chất xơ như củ cải già, các loại đậu già có thể khó tiêu và tác động trực tiếp vào vết viêm loét gây đau rát.... Do đó, cần phải chế biến kỹ, thái nhỏ và nấu nhừ.

7. Một số loại củ, rễ như măng, khoai mì… cũng nên tránh vì chúng chứa một hàm lượng cao acid cyanhydric là chất độc hại cho dạ dày.

Ngoài việc kiêng khem một số loại thực phẩm không tốt, người bệnh cũng cần phải có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Nên tránh:

8. Tránh căng thẳng

Căng thẳng, stress kéo dài có thể ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận trong cơ thể trong đó có dạ dày. Điều này làm tăng tiết axit dịch vị, mài mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.

9. Tránh làm việc quá sức

Dù là làm việc chân tay hay trí óc đều có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự hoạt động của dạ dày. Lượng máu cung cấp cho dạ dày bị giảm đi, chức năng bài tiết mất cân bằng khiến niêm mạc bị tổn thương. Vì vậy, hãy cố gắng giữ tinh thần thật thoải mái, sắp xếp thời gian và lịch trình làm việc hợp lý để tránh căn thẳng, stress.

10. Tránh ăn uống không đều độ

Không nên ăn no quá hoặc để bụng đói quá. Nếu dạ dày quá đói, nồng độ axit và các men tiêu hóa trong dạ dày khá cao có thể gây ra tình trạng “tự tiêu hóa niêm mạc”. Ngược lại, nếu ăn quá no, dạ dày sẽ giãn rộng dễ làm tổn thương cơ chế tự bảo vệ của dạ dày, nhất là vào buổi tối. Khi ăn nên ăn từ từ, nhai kỹ, tránh ăn quá nhanh hoặc vừa ăn vừa nói chuyện. Sau ăn không được chạy nhảy hay hoạt động ngay.

Trên đây là một số lời khuyên về săn uống và sinh hoạt dành cho bạn cũng như những bệnh nhân bị đau dạ dày nói chung. Rất hi vọng bạn có thể tuân thủ nghiêm ngặt trong quá trình ăn uống để bệnh chóng lành.

Chúc bạn sức khỏe!


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Nguyên nhân và triệu chứng điển hình của viêm loét dạ dày là gì?

Câu hỏi: 

Tôi thường hay bị đầy hơi khó chịu ở cổ. Đợt trước tôi đi khám nội soi và được chẩn đoán bị viêm loét dạ dày có HP +. Thế nhưng tôi không có những triệu chứng của viêm loét dạ dày cho lắm. Cho tôi hỏi nguyên nhân nào làm cho dạ dày bị viêm loét và những triệu chứng điển hình của bệnh là gì? Liệu có phải tôi bị chẩn đoán nhầm không?

Trả lời: 

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Nguyên nhân viêm loét dạ dày là gì?

Nguyên nhân viêm loét dạ dày là do sự mất cân bằng giữa một bên là yếu tố tấn công (bao gồm HCl và pepsin) và một bên là yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày (gồm chất nhầy và bicarbonat). Bất kỳ một tác nhân nào làm mất sự cân bằng này đều có thể gây ra viêm loét dạ dày. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản:

Do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori: Đây là nguyên nhân viêm loét dạ dày chính. Chiếm 80% trong tổng số người bị viêm loét dạ dày – tá tràng. Vi khuẩn này thường xâm nhập vào dạ dày qua đường ăn uống, và cứ trú sâu dưới lớp nhầy của niêm mạc. Tại đó chúng tiết ra những men, độc tố làm tăng tiết axit dịch vị, phá hủy lớp nhày, phá hủy niêm mạc gây viêm loét.

nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày

Do thuốc: Sử dụng một số loại thuốc chống viêm thuộc nhóm corticoid ( như prednisone, prednisolone, dexamethasone, triamcinolone, betamethasone v.v...) hoặc NSAIDs (như aspirin, ibuprofen và naproxen) có thể gây ra tình trạng viêm dạ dày cấp và mãn tính. Những thuốc này làm tổng hợp prostaglandin, một chất có vai trò quan trọng trong việc sửa chữa, bảo vệ và duy trì lớp chất nhầy niêm mạc dạ dày.

Do trào ngược dịch mật: Dịch mật được sản xuất tại gan, dự trữ trong túi mật rồi được điều tiết xuống ruột non để tiêu hóa chất béo. Nếu van môn vị không đóng kín sẽ dẫn tới dịch mật trào ngược lên dạ dày, kết hợp với axit dịch vị gây bào mòn lướp niêm mạc, dần dần tạo thành ổ loét.

Do ăn uống và tinh thần: Hai yếu tố này không được xếp vào nhóm chính của nguyên nhân viêm loét dạ dày, nhưng chúng góp phần vào việc làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh. Một chế độ ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều đồ chua, cay, nóng, sử dụng nhiều chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có gas,… thường xuyên bị stress, căng thẳng, làm cho dạ dày tăng tiết axit, dạ dày yếu dần đi tạo điều kiện cho các nguyên nhân viêm loét dạ dày tấn công.


Viêm loét dạ dày rất dễ nhận biết với những triệu chứng điển hình như sau:

Đau vùng thượng vị: Thượng vị là vùng giữa rốn và xương ức. Đau thượng vị là triệu chứng viêm loét dạ dày điển hình nhất và có tính chất chu kỳ. Nếu ổ loét nằm ở mặt sau có thể đau lan cả sang lưng. Cơn đau xuất hiện từng đợt, mỗi đợt kéo dài 2 - 8 tuần cách nhau vài tháng đến vài năm, đau tăng lên về mùa đông. Đau theo kiểu bỏng rát, có khi đau quặn, có khi lại chỉ âm ỉ. Thời điểm đau vùng thượng vị tùy thuộc vào vị trí viêm loét dạ dày. Nếu là đau dạ dày thì cơn đau thường xuất hiện sau ăn 30 phút – 1 giờ, đau tá tràng thì thường đau khi đói, trước bữa ăn, về đêm.

biểu hiện bệnh viêm loét dạ dày

Rối loạn tiêu hóa, ợ hơi, ợ chua: Quá trình tiêu hóa ở người bệnh bị gián đoạn do niêm mạc dạ dày đang bị viêm loét có thể gây ra táo bón, đi ngoài phân sống, tiêu chảy… Người bệnh cũng thường bị ợ hơi ợ chua do tăng tạo khí và tăng tiết axit trong dạ dày.

Buồn nôn, nôn, chán ăn, sụt cân: Niêm mạc dạ dày bị tổn thương do viêm loét dẫn đến buồn nôn hoặc nôn, chán ăn, kém hấp thu một số chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, gây thiếu máu, sụt cân, mệt mỏi.

Tuy nhiên, không phải ai bị viêm loét dạ dày cũng đều thể hiện đầy đủ các triệu chứng. Theo thống kê, có đến 20% số bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nhưng không có bất kỳ một triệu nào cho đến khi xuất hiện những biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn đã nội soi thì sẽ khả năng chẩn đoán nhẫm lẫn hầu như là không có. Vì vậy bạn nên điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm nhé.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Biểu hiện rối loạn chức năng dạ dày


Rối loạn chức năng dạ dày thường gặp ở người trẻ, người dễ xúc động hoặc người có trạng thái rối loạn thần kinh thực vật.

Tôi là nữ, năm nay 35 tuổi, thời gian vừa qua xuất hiện đau thượng vị, đầy hơi sau khi ăn, nội soi dạ dày tá tràng bình thường, đi khám được chẩn đoán rối loạn chức năng dạ dày. Tôi xin hỏi bệnh lý này có nguy hiểm không?

Trả lời:

biểu hiện rối loạn chức năng dạ dày

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến rối loạn vận động và rối loạn tiết dịch của dạ dày, song có thể tóm lược làm hai nhóm nguyên nhân chính:

Rối loạn chức năng dạ dày nguyên phát: thường là do những yếu tố thần kinh tâm thần gây nên, ví dụ như sự bực tức, phẫn nộ hay sự sợ hãi, các sang chấn tâm lý ở các mức độ khác nhau…

Rối loạn chức năng dạ dày thứ phát: thường xảy ra sau các bệnh mạn tính như viêm đại tràng mạn, viêm ruột thừa mạn, viêm tụy mạn, viêm túi mật mạn,viêm gan mạn hoặc do sai lầm trong ăn uống: 

Ăn vội vã, nhai không kỹ, giờ giấc ăn thất thường, lao động nặng nhọc ngay sau bữa ăn, ăn nhiều gia vị, uống nhiều rượu bia…

Biểu hiện lâm sàng đa dạng, phụ thuộc vào thể bệnh, trong đó có 3 thể bệnh thường được nhắc tới nhiều và hay gặp

Giảm trương lực dạ dày: thường xuất hiện sau chấn thương các loại; sau căng thẳng thần kinh tâm thần; bội thực sau một thời gian dài nhịn đói; Các biểu hiện chính là: mệt mỏi, giảm sức lao động, khó ngủ; đầy bụng, ậm ạch, đau lâm râm, ăn kém, chóng no, buồn nôn, nóng rát, ợ hơi, táo, lỏng, chướng bụng

Điều trị: ăn uống điều độ, dùng thuốc vận động và vitamin nhóm B.

Giãn dạ dày cấp: thường xuất hiện sau chấn thương ổ bụng; viêm tụy có mủ; ăn hoặc uống quá mức kéo dài. Biểu hiện chủ yếu: đau thượng vị dữ dội hoặc đau bụng âm ỉ, ậm ạch; nôn nhiều, kéo dài gây rối loạn nước và điện giải, có thể dẫn đến tử vong.

Tăng trương lực dạ dày: nguyên nhân do chấn thương tâm thần, nhiễm độc chì, thiếc mạn tính hoặc sau viêm loét dạ dày, đại tràng. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu: đau thượng vị thường xuyên, tăng khi xúc động, khi lao động; buồn nôn, nôn, ợ chua, ợ hơi.

Điều trị: Kiêng ăn uống các chất kích thích mạnh, dùng thêm sinh tố, an thần, chống co thắt cơ trơn.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Chữa Bệnh Đau Dạ Dày Ở Trẻ Nhỏ

Bệnh đau dạ dày ngày càng phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh ở người lớn cao hơn. Tuy nhiên hiện nay, tỷ lệ mắc bị đau dạ dày ở trẻ nhỏ hiện nay đang gia tăng đáng kể. Điều này rất đáng lo ngại.

bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ

Tỷ lệ mắc bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ ngày càng cao

Dạ dày của trẻ rất dễ bị tổn thương do chưa trưởng thành và phát triển đầy đủ. Vì vậy ngay từ bé cần phải tạo cho bé những thói quen sinh hoạt vệ sinh sạch sẽ.

Những biểu hiện đau dạ dày ở trẻ nhỏ:

- Chán ăn, ăn không ngon
- Viêm ruột thừa có thể gây ra đau đớn trong một khu vực của dạ dày. 
- Trẻ buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. 
- Bụng chứa đầy khí và gây đau bụng.
Điều trị tự nhiên:
Khi trẻ bị đau dạ dày tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc giảm đau ngay vì thuốc giảm đau rất hại cho cơ thể đặc biệt là với cơ thể chưa phát triển hoàn thiện ở trẻ. Vậy khi phát hiện trẻ nhỏ bị đau dạ dày chúng ta hãy làm những việc dưới đây:

1. Xác định tâm lý của trẻ xem có gì bất thường không

Đôi khi việc học hành bé cũng bị áp lực, hoặc không khí trong gia đình cũng sẽ làm tâm lý bé thay đổi (ví dụ như bố mẹ cãi nhau, gia đình xảy ra biến cố gì đó...) Tốt nhất cha mẹ nên nói chuyện thường xuyên với bé để có thể nắm bắt được tâm lý của trẻ.

2. Dùng thuốc đau dạ dày: Mua thuốc chuyên dụng hợp với lứa tuổi của bé và không gây tác dụng phụ.

Công ty cổ phần dược phẩm Hoa Việt xin giới thiệu vị thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ phù hợp với trẻ từ 6 tuổi trở lên. Thành phần từ thảo dược quý hiếm: Sa nhân 3,3g; Bạch truật 3,5g; Bán hạ 3,5g; Phục linh 3,5g; Mộc hương 3,5g; Trần bì 3,5g; Đẳng sâm 3,5g; Cam thảo 2,0g; Tá dược vừa đủ 30g
Với công dụng: Chủ trị ăn uống khó tiêu, đầy hơi, đau vùng thượng vị do viêm loét dạ dày, hành tá tràng; bảo vệ niêm mạc dạ dày; giúp dạ dày của trẻ khoẻ mạnh; trẻ ăn ngon miệng hơn, cải thiện sức khỏe cho trẻ.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Bệnh viêm loét dạ dày và nguyên nhân gây bệnh

Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn. Tùy theo các vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm tá tràng, loét tá tràng hoặc cả dạ dày và hành tá tràng đều bị viêm.


- Người bị viêm loét dạ dày thường cảm thấy vùng bụng trên (thượng vị) đau, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau từng cơn lúc đói hoặc vào ban đêm.

- Người bị viêm loét dạ dày có thể buồn nôn, đầy bụng, chậm tiêu. Khi ăn vào, cơn đau có thể dịu đi. Cơn đau sẽ giảm đi rõ rệt khi uống thuốc chữa viêm dạ dày.

- Nếu người bị viêm loét dạ dày đi đại tiện phân đen như bã cà phê, có mùi khắm thì dạ dày có thể đã bị chảy máu.

- Hiện nay có hoảng 20% bệnh nhân bị loét dạ dày - tá tràng nhưng không hề có triệu chứng, mà đi khám thì đã có các biến chứng như: xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị, hoặc nội soi kiểm tra mới phát hiện ra bệnh.

nguyên nhân bệnh loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày xuất hiện bắt nguồn từ thói quen ăn uống thiếu khoa học


- Chế độ ăn, uống bừa bãi, thiếu khoa học. Ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng; Ăn nhiều chất béo; Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng kéo dài; Uống nhiều rượu, nghiện thuốc lá; Ăn vội vàng, nhai không kỹ; Rối loạn giờ giấc ăn uống thường xuyên: ăn không đúng bữa, không đúng giờ, ăn quá khuya, lúc ăn thì quá no, lúc thì nhịn đói quá lâu.

- Sử dụng thuốc & các hóa chất: thường gặp là acid, bụi kim loại, các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid…

- Dạ dày bị nhiễm trùng: ngày nay tình trạng nhiễm Helicobacter Pylori (HP) rất được các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa lưu ý. Theo đó HP là một loại vi khuẩn gam âm, có hình xoắn, là nguyên nhân thường gặp gây ra các bệnh lý ở dạ dày tá tràng.

- Các vấn đề về thần kinh: viêm loét dạ dày thường hay gặp ở những người hay lo lắng, sợ hãi, làm việc quá căng thẳng.

- Các vấn đề về nội tiết: đái tháo đường, hạ đường huyết, hội chứng cushing, xơ gan…
Những vấn đề cần biết trong điều trị viêm loét dạ dày

Các biện pháp điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng đều dựa trên cơ chế chữa trị tận gốc đó là làm liền ổ loét, giảm đau và ngăn ngừa biến chứng. Do vậy mà khi tiến hành điều trị bệnh viêm loét dạ dày bạn cần chú ý những vấn đề sau:

- Không dùng phối hợp các thuốc cùng cơ chế. Điều trị nội khoa là chủ yếu. Chỉ phẫu thuật khi điều trị nội khoa không có kết quả hoặc có biến chứng có chỉ định phẫu thuật.

- Thời gian điều trị tùy thuộc từng trường hợp cụ thể, có thể là từ từ 4 – 8 tuần/đợt điều trị.

- Người bệnh nên kiểm tra nội soi lại sau mỗi đợt điều trị để có đánh giá chính xác tình trạng bệnh.

- Các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng hiện nay đều hoạt động dựa trên các cơ chế sau:

+ Giảm yếu tố gây loét: dùng thuốc ức chế bài tiết acid clohydric và pepsin; dùng thuốc trung hoà acid clohydric. Tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc.Diệt trừ Helicobacter pylori.Dùng các kháng sinh diệt H.pylori như Amoxicillin/ Metronidazol/ tinidazol/ Clarithromycin/ Bismuth...

+ Chế độ ăn: người bị bệnh viêm loét dạ dày cần tránh ăn các thức ăn dễ gây kích thích niêm mạc như rượu, các chất gia vị nóng như ớt, hạt tiêu, các chất có nhiều chất chua, chát… Không hút thuốc lá, thuốc lào.

+ Chế độ làm việc và yếu tố thần kinh, tâm lý. Khi bị bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng, bạn cần chú ý chế độ làm việc hợp lý, tránh làm việc gắng sức, tránh căng thẳng thần kinh, tránh stress tâm lý.

+ Cần lưu ý khám lại sau mỗi đợt điều trị, bác sĩ sẽ đánh giá kết quả điều trị để tư vấn cách chữa bệnh viêm loét dạ dày một cách hiệu quả nhất.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Cách phòng và bài thuốc trị viêm dạ dày hiệu quả tại nhà



cách phòng và chữa bệnh dạ dày tại nhà

Viêm dạ dày được xem là một bệnh khá phổ biến trong thời đại công nghiệp hiện nay, là một căn bệnh dễ phòng ngừa và điều trị, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách phòng ngừa sao cho tốt và điều trị sao cho hiệu quả khiến bệnh kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây là cách phòng và bài thuốc trị viêm dạ dày hiệu quả tại nhà mà các bạn nên biết.

Cách phòng bệnh viêm dạ dày

Từ bỏ những thói quen ăn uống không tốt có thể dẫn đến bệnh viêm dạ dày như:

– Hạn chế ăn nhanh, uống vội.
– Không nên vừa ăn, vừa làm việc.
– Không ăn quá no hoặc để bụng quá đói, nên ăn nhiều bữa trong ngày, tránh ăn một bữa quá no sẽ khiến dạ dày bị quá tải hoạt động.
– Không ăn khuya quá nhiều, trước khi đi ngủ nếu cảm thấy đói bụng chỉ nên uống một ly sữa ấm vùa không hại dạ dày lại vừa giúp bạn ngủ ngon.
– Đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi để tránh cho dạ dày không bị nhiễm khuẩn gây viêm.
– Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn và tuyệt đối không uống rượu bia khi bụng đói thì nguy cơ bị viêm dạ dày càng cao hơn nữa đấy.
– Không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, đây còn là biện pháp giúp bạn bảo vệ hàm răng chắc khỏe nữa đấy.
– Ăn uống điều độ, đảm bảo giờ giấc để tạo ra cho dạ dày nhịp sinh học ổn định, khi bạn ăn sẽ tiết nhiều dịch vụ để tiêu hóa và ngược lại, như thế bạn đã tạo điều kiện để dạ dày thư giãn, nghỉ ngơi chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo rồi đấy.

Tránh xa các loại thực phẩm không tốt cho dạ dày:

– Thực phẩm có vị chua: cóc, xoài, dưa muối, chanh,…khi ăn vào làm cho lượng a xit trong dạ dày tăng lên gây viêm dạ dày.
– Thực phẩm cay nóng: Ớt, tiêu, mù tạt, hành, … là những thực phẩm kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị gây tổn thương dạ dày.
– Cà phê: Kích thích dạ dày tiết axit làm tăng nồng độ axit trong khoang dạ dày.
– Thức uống có gas: Khi uống vào sinh khí nhiều làm dạ dày phình to ra, gây trướng bụng đồng thời kích thích dạ dày tiết a xit nhiều hơn.
– Muối: hạn chế ăn mặn nếu có thể vì những người ăn mặn có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày cao hơn.

Duy trì cân nặng hợp lý, những người béo phì, thừa cân có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày cao hơn đấy.

Không hút thuốc lá.

Thả lỏng cơ thể thoải mái, hạn chế stress và những căng thẳng đầu óc để dạ dày được hoạt động bình thường và hiệu quả, tránh trường hợp dạ dày bị quá tải gây viêm dạ dày và các biến chứng khác.

Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, nếu cần thiết phải sử dụng hãy dùng loại ít gây hại dạ dày đồng thời tuyệt đối không uống thuốc khi bụng đang đói nhé.

Không thức quá khuya, hãy đi ngủ sớm ít nhất là trước 23 giờ để cơ thể được nghỉ ngơi và tái tạo sức khỏe.

Tập luyện thể dục thể thao điều độ mỗi ngày: Để nâng cao sức khỏe, tăng cường khả năng đề kháng giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt, nhịp nhàng, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa hoạt động tốt sẽ là điều kiện quan trọng thúc đẩy sức khỏe của dạ dày bạn đấy.

Một số bài thuốc trị viêm dạ dày

thuốc chữa bệnh đau dạ dày


Nước ép bắp cải: Mỗi ngày uống 20ml nước ép bắp cải vào buổi sáng và trước khi đi ngủ bệnh sẽ giảm rõ rệt và nếu kiên trì sử dụng sẽ khỏi hẳn;

Bột nghệ và mật ong: Sử dụng bột nghệ (nghệ đen hay nghệ vàng đều tốt) trộn đều với mật ong và ăn 3 thìa mỗi ngày có tác dụng điều trị bệnh viêm dạ dày rất hiệu quả; Bạn có thể trộn thêm viên nang vitamin E để uống để tăng thêm hiệu quả của bài thuốc nhé;

Nhựa của cây nha đam (lô hội): ép lấy nhựa của cây nha đam, đun với nước sối uống thay nước mỗi ngày có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, làm lành vết viêm dạ dày;

Khoai tây: Rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ, ép lấy nước, đun sối uống ngày 3 lần, mỗi lần 50ml cũng có tác dụng rất tốt đối với bệnh viêm dạ dày;

Cam thảo: Nhai và uống cam thảo hàng ngày có tác dụng giảm lượng a xit có trong dạ dày, giúp các tế bào thành dạ dày tăng thêm sức đề kháng;

Chè xanh: Uống nước chè xanh hàng ngày có tác dụng diệt các vi khuẩn gây hại trong dạ dày;

Uống nhiều nước ấm và nước ép tái cây tươi mỗi ngày để làm dịu dạ dày và tăng cường sức đề kháng của dạ dày nhé.

Những tư vấn về cách phòng và bài thuốc trị viêm dạ dày hiệu quả tại nhà trên đây sẽ giúp bạn đẩy lùi được căn bệnh khó chịu này trong giai đoạn đầu mới có triệu chứng và bệnh đang nhẹ. Nếu bạn có những triệu chứng biểu hiện chứng bệnh đã nặng hãy đến ngay bệnh viện để có những tư vấn điều trị phù hợp và hiệu quả nhưng cũng đừng quên những bài thuốc trên đây sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn đấy. Nhưng quan trọng trước hết bây giờ bạn hãy “nạp” cho mình những kinh nghiệm phòng ngừa căn bệnh này đã nhé, “phòng bệnh hơn chữa bệnh mà”. Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt mỗi ngày.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Cây khôi điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả

Trong nhân dân dùng lá khôi để làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày rất hiệu quả.

Cây khôi còn gọi là cây độc lực, đơn tướng quân. Tên khoa học Ardisia sylvestris Pitard. Thuộc họ Đơn nem Myrsinaceae. Ta dùng là cây khôi phơi, sấy khô Folium Ardisiae. 

A. Mô tả cây

Cây khôi là một loại cây nhỏ, mọc thẳng đứng, cao chừng 1,5 – 2m, thân rỗng xốp, ít phân nhánh hay không phân nhánh, gần trên ngọn có nhiều lá.

Lá mọc so le, phiến là nguyên, mép có răng cưa nhỏ và mịn, dài 25-40cm, rộng 60-10cm, mặt trên tím, gân nổi hình mạng lưới. Hoa mọc thành chùm, dài 10-15cm, hoa rất nhỏ, đường kính 2-3mm, màu trắng pha hồng tím 5 lá đài 5 cánh hoa. Quả mọng, khi chín màu đỏ. Mùa hoa: tháng 5-7, mùa quả: tháng 7-9

Có nhiều cây khôi khác nhau, có thứ như mô tả ở trên, có thứ hai mặt lá đều xanh. Kinh nghiệm thường chỉ dùng loại có lá mặt trên xanh như nhung, mặt dưới tím.

thuốc chữa bệnh đau dạ dày

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây khôi mọc hoang tại những khu rừng rậm miền thượng du các tỉnh Thanh Hóa (Thạch Thành-Ngọc lặc-Lang Chánh), Nghệ An (Phủ Qùy), Ninh Bình (Nho Quan), Hà Tây (Ba Vì).

Thường hái là và ngọn vào mùa hạ, phơi nắng cho tái rồi phơi và ủ trong râm.

Hiện nay cây khôi được nhân dân các vùng núi phía bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc…. trồng nhiều vừa mang lại lợi ích kinh tế vừa mang hiệu quả chữa bệnh.

C. Thành phần hóa học

Chưa được nghiên cứu. Mới đây viên động y và bộ môn dược lý Trường đại học y dược thí nghiệm sơ bộ nhưng mới thấy có ít tanin và glucozit

D. Tác dụng dược lý

Sơ bộ nghiên cứu trên thỏ, chuột bạch và khỉ thấy có một số kết quả sau đây:

- Làm giảm độ axit của dạ dày khỉ
- Làm giảm nhu động ruột cô lập của thỏ.
- Làm yếu sự co bóp của tim.
- Làm giảm sự hoạt động bình thường trên chuột bạch.

Bệnh viện 108 thí nghiệm dùng lâm sàng (mới trên 5 bệnh nhân) thì 4 người giảm đau 80-100%, dịch vị giảm xuống bình thường.

Viện đông y đã điều trị bệnh đau dạ dày cho một số trường hợp bằng lá khôi và đã khỏi bệnh (dùng riêng hay phối hợp với nhiều loại thuốc khác) đã sơ bộ nhận định như sau:

- Với liều 100g lá khôi trở xuống uống hằng ngày thì có thể từ đỡ đau đến hết đau, bệnh nhân ăn ngủ được.

Nhưng với liều 250g/ngày thì làm bệnh nhân mệt mỏi, người uể oải, da tái xanh, sức khỏe xuống dần nếu tiếp tục uống.

Tóm lại về mặt lâm sàng, kết quả chưa hoàn toàn tốt. 

E. Cách dùng và liều dùng

Việc sử dụng này xuất phát từ kinh nghiệm của Phân hội đông y Thanh Hóa dựa trên kinh nghiệm dùng của một vùng dân tộc dùng lá cây này chữa đau bụng. Nhưng bao giờ cũng dùng phối hợp với những vị bồ công anh (Lactuca indica), khổ sâm (Croton tonkinensis).

Kết quả hiện chưa thống nhất, có người nói khỏi những cũng có những người uống vào thấy mệt mỏi, đầy bụng khó chịu. Nhưng hiện nay cây lá khôi thành câu chuyện cửa miệng của những người tìm thuốc đau dạ dày cho nên chúng tôi giới thiệu ở đây những hiểu biết hiện nay về cây này để tham khảo. Còn cần nghiên cứu thêm nghiều mới có kết luận chắc chắn.

Liều dùng hàng ngày: 40-80g sắc uống phối hợp với các vị thuốc khác.

Đơn thuốc có lá khôi

Nhân dân miền ngược vùng Lang chánh, Ngọc lạc tỉnh Thanh hoá thường dùng lá Khôi chế biến, sắc uống chữa đau bụng. Đông y đã kếp hợp dùng lá Khôi (80g), lá Bồ công anh (40g) và lá Khổ sâm (12g) sắc uống chữa đau dạ dày; có thể gia thêm lá Cam thảo dây (20g). Nhiều địa phương cũng dùng lá Khôi chữa đau dạ dày. Lá Khôi được dùng với lá Vối, lá Hoè nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở, hoặc giã với lá Vối trộn với dầu vừng đắp nhọt cho trẻ. Đồng bào Dao dùng rễ cây Khôi thái nhỏ phơi khô ngâm rượu uống cho bổ huyết, lại dùng sắc uống chữa kiết lỵ ra máu, đau yết hầu và đau cơ nhục.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày


Ở Việt Nam hiện nay, tình trạng mắc phải bệnh viêm loét dạ dày khá phổ biến ở mọi lứa tuổi với cả nam và nữ. Điều trị bằng phương pháp nào để đạt hiệu quả và an toàn vẫn là vấn đề mà các nhà nghiên cứu y học cả Đông và Tây y rất quan tâm. Hiện nay, người bệnh thường áp dụng các phương pháp điều trị như sau:

Điều trị viêm loét dạ dày tại các bệnh viện lớn, các phòng khám đa khoa:

Bệnh nhân được khám và chẩn đoán bệnh một cách chính xác sau khi được khám lâm sàng, nội soi, … Tùy từng loại bệnh và mức độ mà các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc cho bệnh nhân về điều trị tại nhà. Một số loại thuốc thường được sử dụng: Cimetidin, nizatidine, famotidine; lanzoprazole…

Ưu điểm: Thuốc có tác dụng nhanh, có hiệu quả điều trị dứt điểm đối với các bệnh viêm dạ dày cấp tính.

Nhược điểm: Chỉ có tác dụng giảm các triệu chứng mà không điều trị hoàn toàn bệnh ở dạng mãn tính. Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể dẫn tới tình trạng nhờn thuốc hoặc gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác.

Chữa viêm loét dạ dày bằng cách sử dụng thực phẩm chức năng:

Hiện nay, trên thị trường bày bán rất nhiều thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày như: Curcumin 50g, Tràng vị khang, Hương sa lục quân, Đại tràng hoàn-P/H, Bio Curmin… Người bệnh có thể tự mua các loại thực phẩm chức năng này để điều trị tại nhà.

Ưu điểm: Dễ mua, thuận tiện trong việc sử dụng.

Nhược điểm: Tình trạng bệnh gần như không thuyên giảm hoặc giảm không đáng kể, tổng chi phí điều trị cao, thời gian điều trị kéo dài từ 3 đến 7 tháng.

Các phương pháp trị viêm loét dạ dày theo cách dân gian:

Người bệnh có thể sử dụng các phương pháp dân gian được lưu truyền như dùng mật ong, nghệ đen, nghệ vàng, dạ dày nhím … uống nhằm giảm thiểu các cơn đau, điều trị bệnh trong giai đoạn đầu.

Ưu điểm: Tính an toàn cao với chi phí thấp do nguyên liệu đều có nguồn gốc tự nhiên và dễ tìm mua.

Nhược điểm: Thường chỉ có tác dụng với bệnh ở giai đoạn mới chớm. Thời gian điều trị dài, với hầu hết các trường hợp, bệnh thuyên giảm không đáng kể hoặc không thuyên giảm.

Điều trị viêm loét dạ dày bằng Đông y:

bài thuốc đông y chữa bệnh dạ dày

Bệnh nhân đến khám tại các Trung tâm hay phòng khám Đông y, cắt thuốc về điều trị tại nhà kết hợp với chế độ ăn uống khoa học.

Ưu điểm: Điều trị từ căn nguyên của bệnh, cho hiệu quả lâu dài. Thành phần thuốc từ thảo dược nên tính an toàn cao, không có tác dụng phụ.

Nhược điểm: Thời gian điều trị dài, do đặc thù của Đông y nên tác dụng của thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.Theo những phân tích ở trên, điều trị bằng thuốc Tây y là phương pháp có tính hiệu quả cao nhất trong việc điều trị các bệnh dạ dày thể cấp tính, trong khi thuốc Đông y thể hiện rõ ưu điểm trong việc điều trị bệnh dạ dày ở thể mãn tính. Do đó, nhiều người bệnh hiện nay đang có xu hướng chuyển sang sử dụng thuốc Đông y trong điều trị các bệnh về dạ dày, nhất là khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, nhiều phòng khám Đông y đang lạm dụng việc quảng cáo khiến cho nhiều bệnh nhân lầm tưởng về tác dụng của thuốc, như chữa khỏi bệnh trong thời gian ngắn hay khỏi bệnh và đảm bảo không tái phát,… Giữa rừng thông tin như hiện nay, không dễ dàng gì cho người bệnh để có thể lựa chọn được một địa điểm khám chữa bệnh đáng tin cậy.Hiểu được điều này, Công ty CPDP Hoa Việt với phương châm "Vì mục tiêu chăm sóc sức khoẻ cộng đồng" đã nghiên cứu và bào chế thành công phương thuốc đặc trị các bệnh đau viêm loét dạ dày – hành tá tràng – “Hoa Việt vị quản thống”.

Đây là bài thuốc kết hợp 8 vị thuốc thảo dược quý hiếm. Mời bạn đọc tham khảo chi tiết sản phẩm và thông tin bệnh nhân khỏi bệnh khi dùng thuốc tại đây.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Viêm dạ dày cấp tính không chữa kịp thời nguy hiểm tính mạng


Viêm dạ dày cấp là một trong những dấu hiệu đầu tiên của đau dạ dày. Nếu không được chú ý ngay từ đầu bệnh sẽ nặng hơn và tiến triển rất nhanh. 

Viêm dạ dày đặc biệt là viêm dạ dày cấp tính là căn bệnh thường gặp, xuất phát từ điều kiện ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Ăn uống điều độ, tránh dùng nhiều thuốc kháng viêm là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.


viêm dạ dày cấp tính không chú ý sẽ rất nguy hiểm
viêm dạ dày cấp nếu không được chú ý sẽ rất nguy hiểm 


Y dược hoa việt xin giới thiệu tới đọc giả về nguyên nhân, triệu chứng và chuẩn đoán về bệnh viêm dạ dày cấp tính.

I. Đại cương


Viêm dạ dày cấp là phản ứng viêm chỉ hạn chế ở niêm mạc, có đặc tính là khởi phát và diễn biến nhanh chóng do tác dụng của tác nhân độc hại hoặc nhiễm khuẩn ở niêm mạc dạ dày. Đặc điếm lâm sàng của viêm dạ dày cấp tính là : xuất hiện nhanh, mất đi nhanh và không để lại di chứng.

1. Nguyên nhân

1.1. Yếu tố ngoại sinh thường gặp 

- Vi rút, vi khuẩn và độc tố của chúng.
- Thức ăn : nóng quá, lạnh quá, cứng khó tiêu, nhai không kỹ hoặc bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc do tụ cầu, coli, rýợu, chè, cà phê, mù tạp
- Thuốc Aspirin, APC, Natrisalicylat, quinin, sulfamid, cortancyl, phenylbutazol, reserpin, digitalin, kháng sinh, KCL...
- Các chất ăn mòn : muối kim loại nặng ( đồng, kẽm ), thuỷ ngân, kiềm, acid sulphuric, acid chlothydric Nitrat bạc ...
- Các kích thích nhiệt, dị vật.

1.2. Các yếu tố nội sinh 

Do các yếu tố nội sinh tràn vào máu gây ra viêm dạ dày cấp, gặp trong các bệnh sau :
- Các bệnh nhiễm khuẩn cấp ( cúm, sởi, bạch cầu, thương hàn, viêm phổi ... viêm ruột thừa, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, thoát vị hoành ...)
- U rê máu cao, tăng thyroxin, tăng đường máu.
- Bỏng, nhiễm phóng xạ ( 1.100r - 2.5000r ), các stress nặng, chấn thương sọ não, u não, sau phẫu thuật thần kinh, tim, shoc, bệnh tim, phổi cấp, xơ gan ...
- Di ứng : thức ăn ( tôm, ốc, sò, hến ...) 

2. Giải phẫu bệnh 

- Tổn thương dạng viêm long : nổi bật là xung huyết, xuất huyết.
- Tổn thương dạng trợt, loét cấp :
+ Tróc biểu mô mặt ở cổ tuyến.
+ Xuất huyết ở cổ tuyến.
+ Xuất huyết ở lamina propria của tuyến, lan toả.

II. Triệu chứng


1. Biểu hiện lâm sàng
 
- Đau vùng thượng vị dữ dội, cồn cào, nóng rát, có khi âm ỉ, ậm ạch khó tiêu .
- Buồn nôn, hoặc nôn nhiều, ăn xong nôn ngay, nôn hết thức ăn thì nôn ra dịch chua, có khi nôn cả ra máu.
- Lưỡi bự, miệng hôi, sốt 39 -40 độ C.

2. Xét nghiệm

- Nội soi dạ dày :
+ Dạ dày có một phần hoặc toàn thể niêm mạc đỏ rực, bóng láng, có những đám nhầy dày hoặc mỏng, Các nếp niêm mạc phù nề, niêm mạc kém bền vững, dễ xuất huyết, vết chợt.
+ Trên nền xung huyết phù nề, có những chỗ mất tổ chức ( thư cách phòng bệnh đau dạ dày cấp tính thường ở phần dưới thân vị, hanh vị ), đôi khi có vết nứt kẽ, dài, ngắn, ngoằn nghèo, chạy rọc các rãnh hoặc cắt ngang qua niêm mạc, đôi khi là dạng loét trợt ( aphte )loét dài hẹp.
- Dịch vị : tăng tiết dịch, tăng toan, trong dịch có BC, tế bào mủ.
- X quang : thấy hình ảnh nếp niêm mạc thô, ngoằn nghèo, bờ cong lớn nham nhở, túi hõi rộng.
- Xét nghiệm máu : BC tăng, CTBC chuyển trái, máu lắng tăng.

III. Chẩn đoán


1. Chẩn đoán xác định 

* Dựa vào :
- Lâm sàng : đau thýợng vị đột ngột không theo chu kỳ, nóng rát.
- X quang : không thấy hình loét, chỉ thấy niêm mạc thô.
- Soi dạ dày và sinh thiết : thấy tổn thýõng niêm mạc ( đã nêu ở phần triệu chứng ).

2. Chẩn đoán phân biệt 

- Viêm tụy cấp ( Amylaza máu và nýớc tiểu tăng cao ) 
- Thủng dạ dày ( x quang bụng - thấy liềm hõi ) 
- Viêm túi mật cấp ( sốt, sờ thấy túi mật to )
- Cơn đau cấp của loét dạ dày - tá tràng ( X quang dạ dày có ổ loét ).

IV. Tiến triển:


Quá trình viêm diễn ra từ vài giờ đến vài ngày, hồi phục nhanh và hoàn toàn. Một số tác giả cho rằng từ viêm dạ dày cấp, nếu bị nhiều đợt có thể chuyển thành viêm mạn, vì niêm mạc bị phá huỷ liên tiếp và có vai trò của cõ chế miễn dịch.

Ăn uống điều độ, hợp lý, tránh dùng nhiều thuốc kháng viêm, không uống nhiều rượu bia, không để bị căng thẳng quá mức.... là cách phòng bệnh viêm dạ dày cấp tính hiệu quả nhất.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Chế độ ăn cho người bị viêm loét dạ dày


Người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày cần có chế độ ăn uống hợp lý. 

Cháo, cơm nát, bánh mì, bánh quy, cơm nếp, bánh chưng và các loại khoai là thức ăn phù hợp với người đau dạ dày đặc biệt là bị viêm loét dạ dày. Nên ăn nhiều đồ ngọt và béo vì chúng có tính chất "bao bọc" niêm mạc dạ dày, tránh loét nặng thêm.

viêm loét dạ dày

Hình ảnh dạ dày bị viêm loét

Khi bị bệnh này, ngoài việc dùng thuốc, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng, làm giảm tác động của acid tiết ra trên niêm mạc dạ dày. Dưới đây là chế độ ăn cho người bị viêm loét dạ dày:

- Nên ăn chất ngọt, chất béo, dùng những thức ăn có tính chất bao bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy, sữa, lòng trắng trứng. Dùng thức ăn mềm ít có tác dụng cơ giới; không để đói, không ăn quá no. Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau 2-3 giờ. Khi chế biến thức ăn nên nghiền, xay, băm nhỏ, nấu nhừ; tăng cường hấp luộc, hạn chế xào nấu.

- Cháo, cơm nát, bánh mì, bánh quy, cơm nếp, bánh chưng; các loại khoai (khoai tây, khoai sọ luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng súp) là những thứ nên ăn. Các món thích hợp khác là thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om; sữa bò hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, phomát; đường, bánh, mứt kẹo, mật ong, kem, chè. Về nước uống, nên chọn nước lọc, nước khoáng.

- Không nên ăn các loại thực phẩm có độ acid cao (quả chua, dưa, cà muối, giấm, mẻ, tương ớt) hoặc tạo hơi trong dạ dày (đậu đỗ, dưa cà muối, hành), các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày (như rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè) hay tăng tiết acid (nước sốt thịt, cá đậm đặc). Ngoài ra, không nên ăn các loại hoa quả như chuối tiêu, đu đủ, táo và các loại thức ăn chế biến sẵn như giăm bông, lạp sườn, xúc xích, sữa chua.

- Nếu bị viêm dạ dày cấp tính, bạn cần có thời gian cho dạ dày lành vết thương. Có thể nhịn ăn trong vòng 24-48 giờ vì thức ăn vào dạ dày sẽ kích thích tiết acid, càng làm loét vết thương. Chỉ nên uống nước khoáng với số lượng vừa phải để khỏi khát và mất nước.

- Sau thời gian nhịn, nên ăn súp nấu với rau thịt nghiền, uống sữa hoặc ăn kem với năng lượng 1.200-1.300 Kcal. Mỗi lần ăn với lượng ít; ăn nhiều lần cách nhau 1 giờ. Sau đó dần dần tăng số lượng cho đến khi không còn các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua thì ăn uống gần như bình thường.

- Trong trường hợp viêm dạ dày mãn tính, người bệnh thường bị thiếu dinh dưỡng do sự tiêu hóa hấp thu kém, không hấp thu được các loại vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin B12 và sắt, chất đạm, dẫn tới thiếu máu. Chế độ ăn cần phải cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: B12, acid folic, vitamin A, D, K, canxi, Fe, Zn, Mg.

- Thông thường đau dạ dày nên ăn những thức ăn dạng mềm. Dưới đây là chế độ ăn 3 giai đoạn
Giai đoạn 1: Bắt đầu điều trị cho người loét dạ dày. Chỉ nên ăn sữa, 1-2 giờ uống sữa một lần, mỗi lần chỉ khoảng 1/3-1/2 cốc (khoảng 100 ml). Tổng năng lượng chỉ cần khoảng 1.200 Kcal. Vài ngày sau dạ dày không thấy đau thì trộn thêm kem vào sữa để tăng thêm năng lượng.

Giai đoạn 2: Khi dạ dày hết đau thì ăn những đồ mềm nhuyễn như cháo, súp, mỗi lần 100 ml, sau đó tăng dần lên. Nên ăn 6 bữa/ngày, sau đó ăn các loại như cơm nếp, bánh mì, bánh quy, thịt cá nghiền nát. Khi ăn nên nhai kỹ để đồ ăn thấm nước trước khi nuốt.

Giai đoạn 3: Vẫn tiếp tục ăn 5-6 bữa/ngày, ăn thức ăn mềm, nấu chín nhừ.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Bị bệnh đau dạ dày nên ăn gì? Uống thuốc gì tốt nhất


Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày phần đa là do thói quen ăn uống. Vì vậy bệnh đau dạ dày nên ăn gì uống gì là vấn đề băn khoăn của đa số các bệnh nhân.

Nếu không chú ý điều trị và có chế độ ăn uống hợp lý thì bệnh sẽ tiến triển thành ung thư dạ dày

Khi bị bệnh đau dạ dày vấn đề về ăn uống trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Kết hợp với việc sử dụng đúng thuốc đau dạ dày, người bệnh còn phải chú ý đến việc ăn uống làm sao cho vừa bổ dưỡng cho cơ thể vừa tốt dạ dày và hỗ trợ việc điều trị.

dinh dưỡng cho bệnh nhân dạ dày
Bệnh đau dạ dày nên chú trọng việc ăn uống

I. Những món ăn, vị thuốc tốt cho bệnh đau dạ dày

1. Cháo hạt sen

Nguyên liệu: Hạt sen 100g; Củ mài 50g; Quả hồng xiêm non 15g; Đường phèn 20g
Cách làm: Quả hồng xiêm non giã giập cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun sôi kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Hạt sen, củ mài sấy khô tán bột, cho vào nước quả hồng xiêm quấy đều đun trên lửa nhỏ, cháo sôi kỹ cho đường phèn vào đun tiếp khi tan hết đường là được. Nên chia ra ăn 3 lần/ngày trong lúc đói và khi cháo còn nóng. Ăn liên tục trong 2- 3 ngày. Nếu ăn thường xuyên món này rất tốt cho bệnh đau dạ dày.

2. Cháo phật thủ đường phèn

Nguyên liệu: Quả phật thủ 15g; Đường phèn 15g; Gạo lức 100g
Cách làm: Phật thủ được rửa sạch, cho nước đun, bỏ bã lấy nước. Sau đó cho gạo lứt đãi sạch, đường phèn vào nấu cháo.Ngày nên ăn 1 bát và chia làm vài lần.

3. Cháo thịt dê cao lương

Nguyên liệu: Thịt dê 100g; Gạo cao lương 100g; Muối ăn vừa đủ
Cách làm: Thịt dê rửa sạch thái quân cờ, cho cùng gạo cao lương đãi sạch, nước 1 lít nấu loãng, cho chút muối. Chia ăn ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 bát.

4. Cháo rau sam

Nguyên liệu: Rau sam 30g; Búp ổi non 20g; Quả hồng xiêm non 10g; Gạo 30g; Gia vị
Rau sam, búp ổi, quả hồng xiêm non cho vào nồi thêm nước đun sôi thật kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Gạo xay thành bột mịn, cho vào nước rau sam quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho bột gia vị vào. Ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói. Cần ăn liền 2 – 3 ngày sẽ có hiệu quả tốt.

5. Món khoai tây nấu bạch cập

Thành phần: Nước khoai tây 100ml, vị thuốc bạch cập 100g, một ít mật ong
Cách chế biến: Bạch cập tán bột, nước khoai tây và bột bạch trộn đều với mật ong dùng dần.
Cách dùng: Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng một muỗng canh, dùng trong 2 tuần lễ. Thích hợp dùng cho người bệnh viêm loét dạ dày và viêm loét tá tràng xuất huyết.

6. Canh bao tử heo nấu tiêu

Thành phần: 1 bao tử heo, một í tiêu, 60g đậu phộng, gia vị
Cách làm: Bao tử heo làm sạch, rồi cho tiêu và đậu phộng vào bao tử heo, thêm nước, hầm với lửa lớn cho đến khi bao tử chín thì nêm gia vị.
Cách dùng: Chia vài lần dùng, có tác dụng dưỡng vị (bồi bổ cho dạ dày), bổ khí

7. Trứng gà tam thất:

Thành phần: Củ sen tươi 100g, bột tam thất lượng vừa, trứng gà một quả, gia vị.
Cách làm: Hạt sen bỏ tim ngâm trong nước độ 1 giờ đồng hồ, rồi cho hạt sen, khiếm thực và gạo vào nồi cùng nước nấu thành cháo, khuấy đều, thêm đường trắng. Cháo này có tác dụng bổ ích tỳ vị. Cũng là một bài thuốc đau dạ dày rất bổ dưỡng cho sức khỏe người bệnh đau dạ dày.

8. Bí ngô và canh bí ngô

Nhiều người muốn tiêu diệt các vi khuẩn trong cơ thể của họ bằng cách ăn bí ngô. Bạn có thể nấu bí ngô vào súp hoặc cháo cho bữa ăn tối. Có thể nói canh bí ngô là một giải pháp rất hữu hiệu và an toàn cho bệnh đau dạ dày. Pectin trong món canh bí ngô sẽ làm giảm bớt vết loét dạ dày.

- Nấu bí ngô với một ít gạo rồi ăn. Hoặc cũng có thể thêm bí ngô trong món chè mùa hè của bạn.

II. Đau dạ dày nên uống thuốc gì?

Y học cổ truyền và hiện đại đều khuyên người bệnh nên dùng các loại thuốc chữa đau dạ dày hay thuốc chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng, thượng vị hay có thành phần từ thiên nhiên hay nói cách khác là dùng các vị thuốc đông y chữa đau dạ dày.

Nhiều người sử dụng thuốc tây chữa đau dạ dày, bệnh sẽ hết sau 2 đến 4 tuần, sau đó lại tái phát vì thuốc tây chỉ có tác dụng cắt giảm cơn đau chữ không có tác dụng chữa đau dạ dày triệt để như thuốc đông y. Việc sử dụng thường xuyên, lâu dài các loại thuốc tây chữa đau dạ dày ẩn chứa nhiều hiểm họa khôn lường, đe dọa sức khỏe và làm suy nhược cơ thể.

Khi nói đến việc điều trị đau dạ dày, người ta thường nhắc đến các loại thuốc đông y chữa đau dạ dày. Đông y xếp chứng đau dạ dày là một bệnh thuộc về hệ tiêu hóa. Và họ thường chỉ ra hiệu quả của 8 loại thảo dược là Sa nhân, Bạch truật, Bán hạ, Phục linh, Mộc hương, Trần bì, Đẳng sâm, Cam thảo.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Nguyên nhân của bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng


Theo thống kê của ngành y tế, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh dạ dày cao nhất thế giới, trong đó có đến 60% dân số nhiễm bệnh mà chủ yếu là ở thành thị. Ngoài thói quen, chế độ sinh hoạt và môi trường sống thì một lý do cũng hết sức quan trọng đó là áp lực công việc, stress và tinh trạng sử dụng thuốc tân dược một cách tràn lan thiếu kiểm soát.

nguyên nhân của bệnh viêm dạ dày

Quan điểm của Đông y

Y học cổ truyền xếp dạ dày – tá tràng vào phạm vi “Tỳ vị”. Trong thiên “Khôn hóa thái chân”, Hải Thượng Lãn Ông (y tổ ngành y học cổ truyền Việt Nam) lý giải: “Sự sống con người lấy tỳ vị làm chủ. Tỳ giữ chức vận hóa, vị giữ chức thu nạp. Một bên nạp, một bên vận hóa , chuyển biến thức ăn thành chất tinh hoa sinh ra tinh khí nuôi dưỡng cơ thể, thấu suốt khắp kinh mạch và lạc mạch toàn thân”. Chính vì vậy YHCT quy kết vào 3 nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng:

Tỳ vị hư yếu

Tỳ (lá lách) làm chủ ở trung tiêu, quan hệ biểu lý với vị, chủ việc vận chuyển thực phẩm và nước uống, dinh dưỡng cho toàn thân, đồng thời chủ về da thịt, thống nhiếp huyết dịch. Tỳ khí hư thì ăn uống kém sút, khó tiêu, bụng trướng, đại tiện lỏng, suy nhược, sắc mặt úa vàng… Vị (dạ dày) là cái bể chứa cơm nước, chủ việc thu nạp. Phàm ăn uống không tiến độ, no đói thất thường, nóng lạnh chợt biến đều ảnh hưởng tới vị.

Tỳ vị làm chủ ở trung tiêu, quan hệ biểu lý với vị, chủ việc vận động thực phẩm và nước uống, dinh dưỡng cho toàn thân, đồng thời chủ về da thịt, thống nhiếp huyết dịch. Tỳ khí hư thì ăn uống kém sút, bụng trướng, đại tiện lỏng, suy nhược, sắc mặt úa vàng…

Do dinh dưỡng không đúng

Ăn uống no đói thất thường, lạm dụng nhiều chất dầu mỡ, thực phẩm sống lạnh, uống rượu bia vô độ, đồ cay nóng quá đều có hại, gây tổn thương chức năng tỳ vị. Tỳ hàn hay nhiệt đều gây ra bệnh. Ăn uống no đói thất thường, ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, chiên xào nhiều dầu mỡ, sử dụng rượu bia vô độ…đều gây tổn thương chức năng tỳ vị.

Do tinh thần căng thẳng

Danh y Hải Thượng Lãn Ông nói: “Mừng, giận, lo, sợ, buồn, khiếp đảm đều gây tổn thương nguyên khí”. Vì khi căng thẳng thần kinh thì khí uất, mà khí uất thì thương can, can mộc vốn khắc thổ, nên can khí phạm vị khiến cơ năng lo việc tiêu hóa hấp thu rối loạn, và lâu ngày phát sinh bênh.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày

Trong cơ thể của chúng ta dạ dày đảm nhiệm vai trò vô cùng quan trọng như là nơi chứa thức ăn, là nơi co bóp diễn ra các hoạt động tiêu hóa tạo điều kiện để quá trình hấp thu chất dinh dưỡng diễn ra tốt hơn. Với những vai trò như vậy cơ quan này rất dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm từ khả năng viêm nhiễm và nguy hiểm hơn nữa đó là ung thư. Xuất phát từ đặc điểm đó nên việc tìm hiểu về căn bệnh này sẽ giúp mọi người hiểu hơn về cơ chế phát sinh bệnh cũng như có phương pháp chủ động phòng ngừa hay có kế hoạch chữa trị tốt nhất.

biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý khá phổ biến ở nước ta. Điều đáng báo động đó là nếu như mọi người thường có suy nghĩ bệnh chỉ gặp ở những người lớn tuổi thì trong những năm gần đây số lượng bệnh nhi phát hiện mắc bệnh ngày một gia tăng. Bệnh nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng viêm dạ dày vô cùng nguy hiểm như:

– Chứng hẹp môn vị. Triệu chứng điển hình của bệnh đó là đau bụng kèm theo đó là hiện tượng nôn ói dữ dội, hơi thở có mùi hôi khó chịu.

– Thủng dạ dày. Nếu bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng đó là thủng dạ dày đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh.

– Xuất huyết hệ tiêu hóa. Đây là một biến chứng khá phổ biến. Người bệnh có thể xuất hiện hiện tượng nôn ra máu hoặc đại tiện ra máu, đại tiện phân đen, phân có mùi khó chịu.

– Ung thư dạ dày. Bệnh nếu không được phát hiện và chữa trị sớm những ổ viêm loét sẽ dễ phát triển thành ung thư.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com