Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Quy tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng


Người bệnh không nên dùng thực phẩm ăn sống, không ăn quá nhiều canh, gia vị, giảm thức ăn nhiều mùi vị, thịt quay, nướng, chiên, xông khói... 

Viêm loét dạ dày tá tràng là có sự hiện diện của tổn thương viêm, loét trên niêm mạc dạ dày, một bệnh khá phổ biến trên thế giới, thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa, nam mắc nhiều hơn nữ. Tuổi thường gặp là 30 - 60, bệnh ngày càng gia tăng, nguyên nhân là sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và phá hủy niêm mạc dạ dày, đặc biệt khi có sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter (HP) ở dạ dày tá tràng.

Nguyên nhân

Do chế độ ăn:

- Ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng: là những yếu tố thuận lợi cho HP phát triển.
- Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng kéo dài.
- Nghiện rượu, nghiện thuốc lá.
- Ăn vội vàng, nhai không kỹ.
- Rối loạn giờ giấc ăn uống thường xuyên: ăn không đúng bữa, không đúng giờ, ăn quá khuya, lúc ăn thì quá no, lúc thì nhịn đói quá lâu.

bệnh đau dạ dày

Do thuốc và các hóa chất:

- Thường gặp là acid, bụi kim loại, các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid.
- Do nguyên nhân thần kinh: viêm loét dạ dày thường hay gặp ở những người hay lo lắng, sợ hãi, làm việc quá căng thẳng, gặp ở người sống ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn, người làm việc trí óc nhiều hơn làm việc chân tay.
- Do nguyên nhân nội tiết: đái tháo đường, hạ đường huyết, xơ gan...

Nhiễm HP:

Một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng là nhiễm HP - là một loại vi khuẩn gram âm, có hình xoắn, là nguyên nhân thường gặp gây ra các bệnh lý ở dạ dày tá tràng. Một số enzym do HP giải phóng ra gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Ở các nước đang phát triển, nhiễm HP đã được ghi nhận từ rất sớm, ngay từ khi trẻ dưới 3 tháng tuổi: 20 - 40% nhiễm lúc 2 tuổi, 41 - 80% nhiễm từ 2 - 4 hoặc 4 - 6 tuổi tùy khu vực; cuối giai đoạn tuổi trẻ, tỷ lệ nhiễm lên tới 60 - 80% và 80 - 95% ở người lớn. VN cũng thuộc vùng có tỷ lệ nhiễm HP cao, với khoảng trên 70% ở người lớn. Tỷ lệ nhiễm HP cao hơn ở những nước đang phát triển và ở tầng lớp dân sống trong điều kiện kinh tế xã hội thấp.

Nghiên cứu của BV nhi Trung ương năm 2010 cho thấy: có mối liên quan giữa đau bụng tái diễn với nhiễm HP ở trẻ em: có nhiễm HP có tỷ lệ tổn thương dạ dày tá tràng (89,7%), cao hơn nhóm không nhiễm HP (53,6%).

Vi khuẩn HP có thể xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn và nước uống mà đường lây là phân - miệng. Ngoài ra còn tìm thấy HP ở trong chất nôn. Người ta cũng tìm thấy HP trong nước bọt, do đó có thể có đường lây miệng - miệng khi hôn nhau.

Điều trị

Việc điều trị chủ yếu là dùng các phác đồ điều trị tiệt trừ HP. Các phác đồ 3 thuốc gồm một thuốc chống loét kết hợp với hai kháng sinh (tetracyclin, clarythromycin, amoxicilin, imidazol). Các phác đồ 4 thuốc gồm 2 thuốc chống loét kết hợp với kháng sinh thường dùng trong trường hợp thất bại với phác đồ 3 thuốc...

dinh dưỡng cho bệnh nhân dạ dày

Viêm loét dạ dày nên dùng rau luộc , hấp trong khẩu phần ăn của mình

Chế độ dinh dưỡng cho người viêm loét dạ dày

- Nấu chín, ninh nhừ thức ăn, không nên dùng thực phẩm ăn sống.
- Nhai kỹ, ăn chậm.
- Không ăn quá no một lúc mà chia thành nhiều bữa (4 - 5 bữa), ăn nhiều bữa để thường xuyên có tác dụng trung hòa acid, mỗi bữa nên ăn nhẹ để khỏi gây căng dạ dày, căng dạ dày dễ kích thích tiết nhiều acid khiến cho đau nhiều hơn.
- Không nên ăn quá nhiều canh trong bữa cơm vì dịch tiêu hóa sẽ bị pha loãng, ảnh hưởng đến tiêu hóa.
- Ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay.
- Không nên ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng.
- Chế độ ăn phải đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Không uống rượu, không hút thuốc lá.
- Không nên ăn quá nhanh, nhai không kỹ.
- Ăn đúng bữa, đúng giờ, không ăn quá khuya, bữa ăn cuối cùng trước khi ngủ ít nhất 4 giờ, không ăn quá no hoặc nhịn đói quá lâu.
- Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, căng thẳng lo âu kéo dài, phiền muộn quá đáng.

Những thức ăn nên dùng

- Sữa, trứng có tác dụng đệm trung hòa acid trong dạ dày: sữa bò, sữa hộp, bơ, pho mát.
- Thực phẩm giàu đạm (thịt, cá nạc nên luộc, hấp, om sẽ dễ hấp thu hơn).
- Rau củ thì nên dùng rau non luộc, hấp hoặc nấu dạng xúp, các loại rau củ phải ăn chín.
- Thực phẩm ít mùi vị như tinh bột (cơm nát, cơm nếp nát, bánh mì, các loại khoai củ, cháo).
- Dầu ăn sống có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị (với số lượng ít).

Những thức ăn không nên dùng

- Những thức ăn nhiều mùi vị, chất thơm như thịt quay, rán, nướng, thịt ướp muối, cá ướp muối và những thức ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.
- Các loại thịt nguội chế biến sẵn: dăm bông, lạp xưởng, xúc xích, và các loại nước xốt, nước thịt cá đậm đặc.
- Những thức ăn cứng, dai gây cọ xát niêm mạc dạ dày như thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ già, quá sống...
- Gia vị, giấm tỏi, tiêu, ớt, dưa cà, hành muối.
- Trái chua, đu đủ chín, chuối tiêu, táo.
- Trà, cà phê đặc, bỏ hẳn rượu, thuốc lá.

bệnh nhân dạ dày nên kiêng rượu thuốc lá

Bỏ hẳn rượu, thuốc lá, tránh dùng trà đặc, cafe

Một số điều cần lưu ý khi chế biến thức ăn

- Các loại thực phẩm khi nấu nên xắt nhỏ, nghiền nát, xay sẽ làm giảm kích thích bài tiết dịch vị và vận chuyển thức ăn qua dạ dày nhanh chóng.

- Nhiệt độ thức ăn cũng ảnh hưởng đến kích thích dạ dày, ví dụ như thức ăn lạnh quá làm co bóp mạnh cơ dạ dày, thức ăn quá nóng lại làm cho niêm mạc sung huyết và co bóp mạnh hơn. Do vậy, nhiệt độ thích hợp để thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu là 40 - 50 độ C.

- Nồng độ thức ăn cũng ảnh hưởng tới tiêu hóa: nếu thức ăn đặc quá thì các men tiêu hóa không thấm vào thức ăn hoặc thức ăn quá lỏng thì men tiêu hóa bị pha loãng và sự tiêu hóa sẽ kém đi, do vậy thức ăn sẽ được tiêu hóa tốt nhất khi trong bữa ăn chỉ nên uống 100 - 200 ml nước. Nếu trường hợp tiêu chảy, mồ hôi nhiều thì có thể uống nhiều hơn nhưng uống ngoài bữa ăn.

Nghiên cứu năm 2001 cho thấy, tỷ lệ nhiễm HP ở trẻ em VN dưới 18 tuổi là 55%; một nghiên cứu khác thực hiện năm 2005, tỷ lệ nhiễm HP ở trẻ dưới 1 tuổi là 6,5%, 1 - 3 tuổi là 11,2%, 3 - 6 tuổi là 16,7%, 6 - 10 tuổi là 28,8%, 10 - 15 tuổi là 37,3%. HP có mặt ở 75% loét dạ dày và 90% loét hành tá tràng.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét