Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Thực đơn dưỡng vị cho người sa dạ dày

Người mắc bệnh sa dạ dày , cơ quan dạ dày giãn ra, dạ dày sa xuống làm ảnh hưởng đến bộ phận tiêu hóa nên thường ăn không ngon miệng, đầy bụng, đau vùng bụng trên, tiêu hóa kém,…. Cho nên dễ dẫn đến tình trạng bị suy nhược cơ thể và mất sức.

dinh dưỡng cho người sa dạ dày

Thực đơn dưỡng vị cho người sa dạ dày

Vậy thực đơn dưỡng vị cho người sa dạ dày, hỗ trợ cho việc điều trị sa dạ dày ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu thực đơn dưới nhé!

Thực đơn 1

Chuẩn bị: Sử dụng dạ dày bò 200g , chỉ xác (sao) 10-20g, Sa nhân 2g.

Cách làm: Dạ dày bỏ sau khi mua về rửa sạch cắt sợi, cùng chỉ xác và Sa nhân cho vào nồi đất và đun với lửa lớn , sau khi sôi chúng ta hạ lửa nhỏ và tiếp tục nấu cho đến chín, nêm nếm gia vị. Sửu dụng thực đơn này trong 5 ngày.

Nếu ban là người có bệnh sa dạ dày kèm theo triệu chứng đau, cảm thấy không ngon miệng có thể đổi dùng dạ dày bò, đương quy 180g, một tí rượu, gia vị. Sau đó cũng như trên cắt dạ dày bò thành lát mỏng, cùng đương quy cho vào nồi đất thêm nước, đun sôi ở lửa to, thêm rượu, hạ lửa nhỏ xuống tiếp tục nấu cho đến khi dạ dày nhừ.

Thực đơn 2

Chuẩn bị : Dạ dày heo 1 cái, 200g hoàng kỳ, trần bì(vỏ quýt) 30g.

Cách 1 : Rửa sạch dạ dày heo, để ráo, cắt sợi. Bỏ tất cả dạ dày heo, hoàng kỳ, trần bì vào nồi với một lượng nước vừa đủ để nấu tới chín nhừ. Chia làm 2 lần dùng hết trong ngày, 10 ngày một liệu trình.

thực đơn cho người sa dạ dày

Thực đơn dưỡng vị cho người sa dạ dày

Cách 2: Thay thế tiêu sọ cho trần bì. Hoàng kỳ 20-30g, tiêu sọ 15g. Dạ dày heo cũng rửa sạch, thái mỏng sau đó cho hoàng kỳ, tiêu sọ vào nồi nước xâm xấp và nấu chín. Chia làm 2 -3 lần dùng trong ngày. Với món này các bạn làm 1 liệu trình là 10 ngày sẽ có tác dụng dưỡng vị bổ khí tốt.

Thực đơn 3

Chuẩn bị: Nhân sâm, sinh khương (gừng tươi), phục linh, trần bì (vỏ quýt) mỗi thứ 3g, thương truật 9g, chỉ thực 1,5g.

Cách làm: Tất cả nguyên liệu trên cùng cho vào nồi đất, dùng nước lượng vừa để nấu, sau khi đun lửa to cho sôi thì hạ lửa vừa tiếp tục nấu đến khi chín mềm. Chia làm 3 lần dùng trong ngày, dùng liên tục trong 5 ngày.

Những thực đơn dưỡng vi cho người sa dạ dày kể trên rất dễ làm, đơn giản mà hiệu quả nó đem lại rất nhiều. Các bạn hãy áp dụng các thực đơn trên cho người bệnh để hỗ trợ tốt cho việc chữa trị bệnh sa dạ dày.




NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Bệnh đau dạ dày ở trẻ em và cách khắc phục

Bệnh dạ dày là một căn bệnh rất ít gặp ở trẻ em, nhưng gần đây, tỉ lệ trẻ em mắc bệnh dạ dày đang có xu hướng tăng lên đáng kể. Cơn đau có thể nặng hoặc nhẹ khác nhau nhưng các mẹ lưu ý không nên bỏ qua bất cứ triệu chứng đau dạ dày nào của trẻ. 

bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ

Bất kể khi nào trẻ có triệu chứng đau bụng nhẹ thì phụ huynh nên đưa đến bác sĩ trong thời gian sớm nhất. Dưới đây là những biểu hiện của bệnh đau dạ dày ở trẻ em và cách khắc phục đơn giản tại nhà dành cho các bậc phụ huynh.


  • Nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến bệnh đau dạ dày ở trẻ em là do trẻ học hành quá tải, lo lắng quá nhiều dẫn đến bị stress
  • Cũng có trường hợp do trẻ bị ba mẹ ép ăn quá nhiều, không kịp tiêu hóa cũng có thể dẫn đến tình trạng đau dạ dày ở trẻ
  • Ngoài ra, loét dạ dày ở trẻ cũng có thể do thuốc, gây tổn thương ở dạ dày nhiều hơn

Biểu hiện của trẻ em khi bị đau dạ dày

  • Đau bụng: Đây là biểu hiện thường gặp nhất khi trẻ bị đau dạ dày. Trẻ bị đau không giống người lớn, một số trẻ bị đau ở thượng vị nhưng một số lại kêu đau vùng quanh rốn. Có nhiều trường hợp đau bụng, có thể đau sau bữa ăn cũng có thể đau không theo một thời gian nhất định nào cả. Ở những trẻ lớn thường bị đau ở vùng thượng vị, cảm giác đau lâm râm, âm ỉ đôi khi có cảm giác như bỏng rát. Có trường hợp trẻ còn bị đau về đêm. Mỗi cơn đau kéo dài khoảng vài chục phút đến hàng giờ. Mỗi đợt đau có thể kéo dài hàng tuần đến hàng tháng.
  • Nôn: Nôn và buồn nôn hoặc chán ăn là những triệu chứng rất ít gặp ở trẻ lớn nhưng ở trẻ dưới 2 tuổi có thể gặp nôn tái đi tái lại, kèm theo chậm lớn và có thể xuất huyết tiêu hóa.
  • Thiếu máu: Nguyên nhân thường do xuất huyết đường tiêu hóa kéo dài nhiều ngày hoặc xuất huyết ồ ạt do vết loét ăn mòn vào trong niêm mạc và dưới niêm mạc. Điều này làm tổn thương mạch máu dẫn tới thiếu máu cấp tính và nặng. Đây cũng có thể là những lý do đầu tiên khiến trẻ nhập viện.

Một số cách khắc phục bệnh đau dạ dày ở trẻ tại nhà đơn giản

  • Đối với những trẻ bị chỉ bị đau dạ dày ở mức độ nhẹ, phụ huynh có thể làm theo những cách sau để giúp trẻ khắc phục được bệnh dạ dày
  • Một cốc trà chanh ấm kết hợp với một vài giọt mật ong giúp thư giãn các cơ bắp của dạ dày một cách dễ dàng.
  • Trộn một chút nước ép bạc hà và limejuice, thêm một chút gừng và muối cho trẻ uống có tác dụng giảm đau nhanh và thư giãn dạ dày.
  • Giã một củ gừng nhỏ, ép lấy nước, nhẹ nhàng xoa nó bên ngoài bụng, cách này cũng có hiệu quả đối với những cơn đau dạ dày ở trẻ em.
  • Một cốc sữa chua ngoài tác dụng là thuốc nhuận tràng tự nhiên thì cũng là có tác dụng làm mát dạ dày, giúp điều trị cơn đau dạ dày hiệu quả.
  • Đun sôi một thìa thì là với một chút nước sau đó để nguội ấm ấm cho một thìa cà phê mật ong vào uống như trà. Trà này cũng có tác dụng giảm đau dạ dày ở trẻ em một cách hiệu quả.
  • Nên cho trẻ uống nhiều nước để cân bằng nồng độ axit trong dạ dày của trẻ.
  • Một cách dễ dàng để thoát khỏi đau dạ dày ở trẻ em là đặt một túi nước nóng vào vùng bụng của trẻ. Nó sẽ xoa dịu nỗi đau và cũng có thể giảm tình trạng táo bón ở trẻ.
  • Mát xa vùng bụng là một cách hiệu quả để chữa trị các vấn đề về dạ dày ở trẻ em. Dùng một số loại tinh dầu và massage nhẹ nhàng theo vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, đi theo con đường của hệ thống tiêu hóa.

Chú ý: Bệnh đau dạ dày ở trẻ em nên tránh những loại thực phẩm chế biến sẵn chẳng hạn như: phô mai, sô cô la, các sản phẩm từ sữa, các loại gia vị cay nóng.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com


Cảnh báo thói quen ăn chung dễ lây ung thư dạ dày

Các nhà khoa học khuyến cáo việc ăn chung chén đĩa, nước chấm có thể là một con đường thuận lợi khiến bệnh ung thư dạ dày lây lan từ người này sang người khác.

Theo các nhà khoa học cho biết vi khuẩn HP được coi là tác nhân gây ra các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa như viêm dạ dày hay UT dạ dày, tá tràng… và loại vi khuẩn này có khả năng lây lan từ người sang người thông qua đường ăn uống bằng việc ăn chung.

nguyên nhân gây ung thư dạ dày

Tài liệu tổng hợp mới đây của Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam đã cho biết tại Việt Nam theo ước tính có khoảng hơn 80% người dân phát hiện nhiễm vi khuẩn HP - Helicobacter pylori – một nguyên nhân ung thư dạ dày .Theo bác sỹ Hoàng Đình Chân – giám đốc chuyên môn BV UB Hưng Việt cho biết loại vi khuẩn này rất dễ bị lây truyền thông qua đường ăn uống và đây là một căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới. Bác Chân cho biết mặc dù không phải ai nhiễm HP đều có thể phát triển thành bệnh ung thư tuy nhiên nếu loại vi khuẩn này tấn công vào cơ thể nếu không được phát hiện sớm thì sẽ gây ra những những bệnh lý vô cùng nguy hiểm và tác động trực tiếp đến sức khỏe của mọi người

Ở nước ta tỉ lệ những người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày – tá tràng có xu hướng ngày một tăng cao đồng thời vươn lên đứng hàng đầu tiên các bệnh phát sinh trong hệ tiêu hóa. Nhiều nghiên cưu đã cho biết phát hiện sự có mặt của loại vi khuẩn HP trong niêm mạc dạ dày, nước bọt, mảng bám răng, dịch tiết đờm và chúng có khả năng lây truyền từ người sang người thông qua đường ăn uống. Thói quen của người Việt đó là dùng chung chén, đĩa đặc biệt là việc dùng chung bát nước chấm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn này lây truyền một cách rộng rãi. Khi ngồi vào mâm cơm của người Việt hành động gắp thức ăn cho nhau tưởng như rất lịch sự tuy nhiên đây lại là một thói quen tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra trong những buổi nhậu, những cuộc liên hoan việc uống chung, nhấp môi tưởng như để thắt thêm tình cảm thì lại là một thói quen khiến vi khuẩn lây lan.

Trước thực trạng đó để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cũng như không để bệnh có điều kiện lây lan bác sỹ Chân cho biết mọi người nên thực hiện tốt một số chỉ dẫn như:

- Không nên ăn ở những quán vỉa hè, điều kiện vệ sinh kém.

- Hạn chế việc dùng chung bát, đũa.

- Hạn chế việc uống chung cốc chén.

- Không dùng lại đồ thừa của người trước.

- Không thò đũa riêng của mình quá lâu vào bát, đĩa chứa đồ ăn chung.

Không phải mọi trường hợp dùng chung đồ đều có thể mắc UT chính vì vậy mọi người không nên quá hoang mang. Trong những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nên đi khám sức khỏe ngay, việc chẩn đoán ung thư dạ dày sớm sẽ giúp việc chữa trị hiệu quả hơn rất nhiều.




NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

Triệu chứng bệnh viêm dạ dày mạn tính


Khi dạ dày bị viêm cấp tính có thể không có triệu chứng lâm sàng hoặc có các triệu chứng rầm rộ sau:

- Cảm giác nặng bụng, chướng bụng, ợ hơi, nhức đầu, mặt đỏ cảm giác đắng miệng vào buổi sáng, buồn nôn, nôn, chán ăn, táo lỏng thất thường.

- Nóng rát vùng thượng vị: xuất hiện sau hoặc trong khi ăn, đặc biệt rõ sau ăn uống một số thứ như : bia, rượu, vang trắng, gia vị cay, chua hoặc ngọt.

Sau ăn mỡ xuất hiện nóng rát có thể là do trào ngược dịch mật vào dạ dày. Có một số trường hợp nóng rát xuất hiện muộn sau bữa ăn.

- Đau vùng thượng vị : Không đau dữ dội, thường chỉ là cảm giác khó chịu, âm ỉ thường xuyên tăng lên sau ăn.

- Khám thực thể: thể trạng bình thường hoặc gầy đi một chút ít. Da khô tróc vẩy, có vết ấn của răng trên rìa lưỡi, lở loét, chảy, máu lợi, lưỡi bự trắng. Đau tức vùng thượng vị khi gõ hoặc ấn sâu.

Biểu hiện qua xét nghiệm

Chụp X quang dạ dày:

Có hình ảnh các niêm mạc thô không đồng đều, bờ cong lớn nham nhở, hình răng cưa.
Nội soi: phát hiện được các thể:

- Viêm long: thường có tăng tiết, niêm mạc xung huyết và phù nề. Đôi khi xuất huyết lốm đốm.

- Viêm phì đại: ngoài viêm dạ dày thể phì đại thực thụ (nếp niêm mạc thô, to), còn có thể nổi cục, thể khảm, thể polip, thể giả u (cần phân biệt với ung thư).

Viêm dạ dày loét trượt: các tổn thương ở niêm mạc hình tròn, nông, có bờ rõ.

- Viêm teo dạ dày: mới đầu niêm mạc phẳng, không mượt, về sau dần dần mất nếp, teo, nhạt màu.
Sinh thiết dạ dày

- Hình ảnh mô học của viêm dạ dày mạn thể nông: lớp đệm xung huyết, phù nề, tróc biểu mô. Các tuyến vẫn bình thường về số lượng và hình thái.

- Thể viêm teo dạ dày:

+ Nhiều bạch cầu trong tổ chức đệm.

+ Giảm số lượng tuyến và các tuyến teo nhỏ.

- Nếu các tế bào tuyến của dạ dày có hình thái giống như tế bào tuyến của ruột (loạn sản ruột), thì đó là một thể nặng hơn của viêm teo dạ dày.

Xét nghiệm dịch vị

- Trong viêm dạ dày nhẹ: Nồng độ a xít Cholohydric giảm, nhưng khối lượng dịch tiết bình thường hoặc hơi tăng.

- Trong viêm teo dạ dày: lượng dịch tiết và nồng độ acid chlohydric giảm nhiều dần dần tiến tới vô toan.

biểu hiện của bệnh viêm dạ dày mạn tính

chóng mặt, ngất xỉu là dấu hiệu bệnh


Khi gặp các triệu chứng dưới đây hãy đi kiểm tra luôn:

- Triệu chứng cấp tính kéo dài ngày càng nặng, uống các loại thuốc thông thường tự mua không bớt

- Cơn đau nặng hơn khám bình thường

- Tiêu ra phân đen, dính , rất hôi thối

- Triệu chứng không giảm dù đã theo chế độ kiêng cữ tốt

- Ói nhiều, ói liên tục, ói có máu

- Xót và đau bụng

- Chóng mặt xây xẩm, ngất xỉu

- Tim đập nhanh, toát mồ hôi lạnh

- Tái xanh, khó thở, đau ngực



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội


Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Những nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính

Nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính theo tây y.


Tây y cho rằng, nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính là do vi khuẩn trong thức ăn không được vệ sinh và các độc tố của nó gây nên. Ví dụ như ăn phải các thức ăn gia súc, gia cầm, sản phẩm sữa bò, cơm cháo và đồ hải sản như tôm, ốc, sứa và các thức ăn muối dầm có vi khuẩn hoặc bị ô nhiễm bởi chất độc hóa hoc, thêm nữa đó uống quá nhiều rượu, trà đặc, cafe hoặc ăn các thức ăn đâm mùi hương liệu; Ăn quá nhanh, quá nóng, quá lạnh, quá xơ đều có thể kích thích niêm mạc dạ dày, đây là những nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp hằng đầu. Bên cạnh đó uống mộ số thuốc, có phản ứng quá mạnh hoặc dùng quá liều chỉ định, cũng có thể kích thích hoặc gây tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến các triệu chứng viêm loét, chủ yếu là xung huyết bệnh phù chất nhờn nhiều, bề mặt dạ dày có nhiều mụn màu vàng có khi còn có thể vỡ ra và gây chảy máu dạ dày.

nguyên nhân gây viêm dạ dày

Ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính

Nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp theo đông y


Đông y cho rằng bệnh viêm loét dạ dày cấp tính chủ yếu phát sinh vào mùa thu, ảnh hưởng từ độc tà, uống lạnh, ăn uống không điều độ và một số nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính khác. Chúng ta cùng phân tích như sau:

Nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính do ảnh hưởng thời tiết.


Mùa hè thu, do khí hậu nắng nóng, ẩm ướt đan xen, nước bốc hơi nhiều mọi người vì thích sự mát mẻ nên hay chọn ngủ ngoài trời, do nắng nóng nên mọi sinh hoạt hằng ngày không được thoải mái, tà thấp nhiệt xâm nhập hoặc tà thấp chặt trung tiêu (đoạn giữa của dạ dày), tà thấp quấy nhiễu lá lách; trong khi đó lá lách vốn ưa khô, nóng, nay bị tà thấp quấy nhiễu, nên gây vật hóa thất thường, khí cơ rối loạn, lên xuống không điều độ, dẫn đến nôn ọe và đại tiện lỏng.

Nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính do ăn uống.


Ăn nhanh, thích đồ ăn sống, lạnh, thích ăn mỡ và ngọt, hoặc ăn những thức ăn không vệ sinh, ăn nhầm phải những thức ăn đã bị biến chất hoặc bào mòn, đều có thể dẫn đến tổn thương cho tì vị, gây ra rối loạn chức năng tiêu hóa, đục trong lẫn lên sẽ gây nên bệnh viêm loét dạ dày.

Sự biến hóa bệnh lý của bệnh viêm dạ dày cấp tính chủ yếu do những thức ăn ôi thiêu làm ẩm ướt phần trung tiêu. Sự ẩm ướt và ứ lại, sẽ làm tắc tì vị khiến vận hòa thất thường, lên xuống không điều độ, hỗn loạn. Không khí trong dạ dày không xuống được tá tràng mà bị trào ngược lên trên sẽ kiến cho người bệnh bị nôn ói. Tì vị mất đi chức năng của mình, thức ăn được đưa xuống đại tràng khiến cho người bệnh bị đi ngoài lỏng. Mặt khác, những thức ăn không tốt đó sẽ làm chặng lại trung tiêu, tắc nghẽn khí cơ, không thông được sẽ gây khó chịu và đau bụng. Nếu quá trình nôn và ỉa chảy quá nhiều sẽ khiến cơ thể người bệnh mất nước, phát nhiệt, khiến miệng khô đi giải ít, mắt bị lõm sâu, âm dịch bị tiêu hao, âm làm tổn thương dương. Khiến cho người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi chán ăn và ăn không ngon khiến bệnh tình ngày càng nặng nếu không được điều trị.

Việc tự trang bị cho mình những kiến thức về bệnh viêm dạ dày cấp tính và năm bắt tốt các nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính sẽ giúp bạn có các biện pháp dự phòng hiệu quả. tránh được các nguy cơ mắc bệnh.




NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Nguyên nhân viêm loét dạ dày do đâu?

Viêm loét dạ dày tá tràng nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm như: chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày. Một số nguyên nhân thường gặp do chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng nhiều rượi bia, các chất kích thích.

1. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Do vi khuẩn H. polylori: đây là một loại vi khuẩn gram âm, có hình xoắn, là nguyên nhân thường gặp gây ra các bệnh lý ở dạ dày tá tràng.

Chế độ ăn uống vô độ: ăn không đúng bữa, thích lúc nào ăn lúc đó, … hoặc ăn phải một số thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc… cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.

Thuốc giảm đau: thuốc giảm đau có tên như ibuprofen và aspirin có thể gây phù niêm mạc dạ dày, nặng hơn có thể dẫn đến loét.

Tâm lý: stress, trầm cảm, suy nghĩ nhiều… gay ra đau đầu, mất ngủ thậm chí huyết áp cao và dễ gặp các rắc rối ở vùng bụng ( dạ dày). 

Ngoài ra, cũng có thể do uống rượu, chè đặc, cà phê đặc; do uống nhầm phải các chất ăn mòn: axit, kiềm, sút, một số hóa chất có chì, thủy ngân… có thể gây bỏng niêm mạc thực quản và dạ dày.

nguyên nhân viêm loét dạ dày

2. Triệu chứng điển hình của viêm loét dạ dày

Đau bụng do bệnh lý ở dạ dày có trường hợp biểu hiện rõ, chẩn đoán tương đối dễ dàng, thường bệnh nhân có những triệu chứng như: đau vùng bụng trên rốn, đau thường xuất hiện lúc đói hoặc ngay sau ăn nhưng vài trường hợp đau không liên quan gì tới bữa ăn, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội. Đau âm ỉ có khi kéo dài từ vài tháng đến vài ba năm, có khi hàng chục năm. Nhiều bệnh nhân đau có tính chất chu kỳ (một chu kỳ khoảng từ một tuần đến vài tuần trở nên) và thường xảy ra vào lúc giao mùa, đặc biệt là mùa rét.

Kèm theo đau là các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, bệnh nhân thường hay có cảm giác nặng bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, nóng rát, trướng bụng, trung tiện, phân có khi nát có khi lỏng, có khi rắn như phân dê. Trong những trường hợp loét hành tá tràng lâu ngày gây co kéo làm hẹp môn vị thì ăn không tiêu, bụng ậm ạch khó chịu, nhiều khi phải móc họng nôn ra mới thấy thoải mái.
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được điều trị đúng và kịp thời có thể gây ra những biến chứng như hẹp môn vị, thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày…


Căn cứ vào từng nguyên nhân của viêm loét dạ dày để phòng bệnh được tốt. Một chế độ ăn uống hợp vệ sinh là vô cùng cần thiết cho người mắc bệnh về dạ dày. Cần ăn chín uống sôi, ăn đầy đủ đúng bữa. Không nên ăn quá nhiều chất có chứa kích thích, không ăn quá cay, quá nóng, không nên ăn quá nhiều chất béo:

Người mắc bệnh dạ dày tuyệt đối không được uống rượu, bia hay hút thuốc lá.

Nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước và đặc biệt không được tự ý dùng thuốc, nhất là với các thuốc giảm đau, chống viêm mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, cần kết hợp với chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, stress kéo dài.




NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

Cách nhận biết sớm viêm dạ dày cấp


Viêm dạ dày là thuật ngữ được dùng một cách rộng rãi nhưng ý nghĩa của nó nhiều lúc được sử dụng một cách chưa thật chính xác. Với nhà nội soi, trước tiên nó gợi ra khi có một biến đổi về màu sắc niêm mạc, với nhà điện quang đó là khi có sự biến đổi nếp niêm mạc dạ dày. 

Sinh thiết dạ dày cho phép nói lên thuật ngữ chính xác của nó là viêm dạ dày, đặc biệt là viêm niêm mạc dạ dày. Hiện nay, căn cứ vào giải phẫu bệnh chia làm hai loại viêm dạ dày cấp và viêm dạ dày mạn. Trong đó viêm dạ dày cấp được hiểu là phản ứng viêm chỉ hạn chế ở niêm mạc, có đặc tính khởi phát và diễn biến nhanh chóng do tác dụng của các tác nhân độc hại hoặc nhiễm khuẩn ở niêm mạc dạ dày.

dấu hiệu bệnh dạ dày cấp

Nguyên nhân nào gây nên viêm dạ dày cấp?


Nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp có nhiều, song có thể xếp vào hai nhóm chính:


Yếu tố ngoại sinh thường gặp: Vi khuẩn, virut và độc tố của chúng; Thức ăn nóng quá, lạnh quá, khó tiêu, nhai không kỹ hoặc bị nhiễm khuẩn nhiễm độc do tụ cầu, coli, rượu, chè, cà phê, mù tạt...; Thuốc: aspirin, APC, natri salicylat, sulfamid, corntancyl, phenylbutazon, reserpin, digitalis, KCl...; Các chất ăn mòn: muối, kim loại nặng (đồng, kẽm), thủy ngân, kiềm, acid sulfuric, acid chlohydric, nitrat bạc; Các kích thích nhiệt, dị vật...

Các yếu tố nội sinh: Gặp trong các bệnh sau: Các bệnh nhiễm khuẩn cấp (cúm, sởi, bạch hầu, thương hàn, viêm phổi, viêm ruột thừa..., tăng áp lực tĩnh mạch cửa, thoát vị hoành); U rê máu cao, tăng thyroxin, tăng đường máu; Bỏng, nhiễm phóng xạ, các stress nặng, chấn thương sọ não, u não, sau phẫu thuật thần kinh, tim, shock, bệnh tim phổi cấp, xơ gan; Dị ứng thức ăn: tôm, sò, ốc, hến...

Viêm dạ dày cấp biểu hiện như thế nào?


Tổn thương trong viêm dạ dày cấp có thể khu trú hoặc lan tỏa, tùy theo mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân thường chia làm 4 dạng chính, với các biểu hiện lâm sàng khác nhau:

Viêm long dạ dày: Thường xảy ra sau khi ăn phải chất kích ứng, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virut. Tổn thương biểu hiện bằng tình trạng niêm mạc phù nề sung huyết và có nhiều đám viêm xâm nhiễm bởi bạch cầu đa nhân ở niêm mạc. Biểu hiện lâm sàng là cảm giác đau căng tức hoặc nóng ran vùng thượng vị, kèm theo nôn, choáng váng.

Viêm dạ dày thể xuất huyết: Thường biểu hiện dưới dạng các vết ăn mòn đơn độc hoặc kèm theo xuất huyết. Niêm mạc có những chấm xuất huyết đôi khi có những mảng, đám xuất huyết dưới niêm mạc và các vết xước, chảy máu, chính là do sự vỡ mạch máu lớp tiết chính. Xuất hiện do các yếu tố có nguồn gốc ngoại sinh như rượu, thuốc kháng viêm non – streroid... Biểu hiện lâm sàng chủ yếu thường gặp là xuất huyết. Khi chảy máu nhiều và nặng có thể gây choáng và shock. Thường được chẩn đoán bằng nội soi cấp cứu.

Viêm dạ dày thể ăn mòn: Thường do các chất kích ứng tác động liên tiếp lên bề mặt niêm mạc dạ dày, gây ra sự biến đổi trầm trọng cùng với sự phù nề đơn điệu của niêm mạc dạ dày và sau đó là tình trạng hoại tử tại chỗ của niêm mạc dạ dày. Sau một thời gian, các fibrin hàn gắn lại tạo thành các mô sẹo. Mức độ tổn thương phụ thuộc bản chất và nồng độ chất gây tổn thương; ngoài ra còn phụ thuộc sự hòa loãng các chất ăn mòn do các chất bên trong dạ dày, và sự trung hòa chất kiềm do acid dạ dày. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau thượng vị ngay tức thì sau khi dạ dày tiếp xúc với chất kích ứng; sau đó là nôn, đôi khi nôn ra máu; trong các trường hợp nặng có thể có shock.

Viêm dạ dày thể nhiễm khuẩn: Với sự có mặt của các vi sinh vật gây nhiễm khuẩn. Trong trường hợp dạ dày bị viêm tấy, dịch rỉ viêm làm mưng mủ các vách niêm mạc cùng với thành dạ dày, có thể gây hậu quả thủng và gây viêm phúc mạc. Người ta gọi đó là dạ dày phù thũng. Thể bệnh này giảm rất nhiều từ khi có kháng sinh, nhưng hiện nay đang có xu hướng gia tăng trở lại.

Hậu quả do viêm dạ dày cấp để lại là gì?


Quá trình viêm diễn ra từ vài giờ đến vài ngày, liền sẹo nhanh, phục hồi hoàn toàn. Song có một số tác giả cho rằng có thể từ viêm dạ dày cấp, nếu bị nhiều đợt có thể chuyển thành viêm mạn, vì niêm mạc bị phá hủy liên tiếp và có vai trò của cơ chế tự miễn. Viêm dạ dày thể ăn mòn hoặc xuất huyết có thể dẫn đến shock, trụy tim mạch...

Điều trị viêm dạ dày cấp như thế nào?


Trước hết là chế độ ăn, tùy theo tình trạng mà có thể cần nhịn ăn thay bằng truyền tĩnh mạch trong 1 – 2 ngày đầu, sau đó uống sữa, ăn súp, thức ăn mềm, rồi ăn cơm bình thường.

Nguyên tắc chung trong điều trị là bù nước điện giải và chống shock; nếu có nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh, nếu có xuất huyết tiêu hóa thì điều trị theo phác đồ xuất huyết tiêu hóa; nếu do ngộ độc hoặc uống nhầm hóa chất thì phải rửa dạ dày...

Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh mà cân nhắc sử dụng các thuốc antacid, các thuốc giảm tiết hoặc các thuốc băng se và bảo vệ niêm mạc dạ dày.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính

Viêm dạ dày cấp tính hiện tượng đầu tiên của bệnh dạ dày là cấp tính niêm mạc dạ dày xuất phát từ điều kiện ăn uống, sinh hoạt hằng ngày.

Nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính:

Viem da day cap tinh có rất nhiều nguyên nhân gây nên, các chuyên gia củaphòng khám đa khoa 168 đã chia thành hai nhóm nguyên nhân là ngoại sinh và nội sinh.

+ Yếu tố ngoại sinh thường gặp.
  • Do các vi rút, vi khuẩn và độc tố của chúng.
  • Do các thức ăn nóng quá hay lạnh quá, cứng khó tiêu, nhai không kĩ hoặc bị nhiễm khuẩn, nhiễm đọc do tụ cầu, coli, rượu, chè cà phê, mù tạp.
  • Các loại thuốc như: Aspirin, APC, Natrisalicylat, quinin, sulfamid, cortancyl, phenylbutazol, resepin…
  • Các chất ăn mòn như: muối kim loại nặng, thủy ngân, kiềm, Nitrat bạc..
  • Các kích thích nhiệt, dị vật.
  • Do các thói quen xấu như: ăn không đúng bữa, không đúng giờ giấc, vừa ăn vừa làm việc, ăn quá nhanh hay ăn khuya quá nhiều khiến dạ dày co bóp mạnh làm tan các thức ăn chưa nhuyễn và không được nghỉ ngơi vào ban đêm.
  • Nam giới có thói quen hút thuốc lá nhiều gây co thắt mạch máu làm giảm sự cung cấp huyết dịch cho niêm mạc dạ dày.
nguyên nhân bệnh dạ dày cấp tính

+ Yếu tố nội sinh thường gặp.
  • Các bệnh nhiễm khuẩn cấp như: cúm, sởi, bạch cầu, thương hàn, viêm phổi, viêm ruột thừa, tăng áp lực tĩnh mạch cưa, thoát vị hoành..
  • Nếu bạn bị suy thận cũng rất dễ bị viêm dạ dày cấp tính do u rê máu tăng cao, tăng thyroxin, hoặc bị các bệnh nhiễm khuẩn như cúm, sởi, bạch cầu, thương hàn cũng dễ dẫn đến viêm dạ dày.
  • Bỏng, nhiễm phóng xạ, các stress nặng, chấn thương sọ não, u não, sau phuẫn thuật thần kinh, tim, bệnh tim, phổi cấp, xơ gan..
  • Dị ứng với các thực ăn như: tôm, ốc, sò, hến..

Cách điều trị viêm dạ dày cấp tính:

Từ các nguyen nhan gay viem da day cấp tính trên các bác sỹ của phòng khám đa khoa 168 sẽ đưa ra các liều trình cũng như phác đồ điều trị thích hợp nhằm giúp chữa bệnh một cách hiệu quả.

Hiện nay phòng khám đa khoa 168 đi đầu trong công nghệ áp dụng “ Liệu pháp cân bằng miễn dịch đông y” trong điều trị bệnh dạ dày.

Đây là phương pháp mới kế thừa ưu điểm điều trị hiệu quả, không gây hại cho cơ thể và khắc phục các nhược điểm của những phương pháp truyền thống.

Liệu pháp cân bằng miễn dịch đông y chính là nhằm vào môi trường sống của vi khuẩn HP. Những phân tử hoạt tính nồng độ cao trong thuốc đông y sẽ thẫm thấu vào sâu trong từng niêm mạc, phá vỡ môi trường sống của bệnh khuẩn, khiến bệnh khuẩn không thể tiếp tục sinh tồn. Từ đó đạt được mục đích hiểu quả cao trong khi điều trị.

Phương pháp này giúp loại bỏ triệu chứng bệnh viêm dạ dày, khôi phục niêm mạc đã tổn thương, hình thành niêm mạc mới và phục hồi chức năng tiêu hóa.




NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Giấc ngủ và bệnh dạ dày

Nằm nghiêng bên trái và bệnh dạ dày

giấc ngủ liên quan đến bệnh dạ dày

Bệnh dạ dày là bệnh rất thường gặp trong cuộc sống, chủ yếu có loét dạ dày, các dạng viêm dạ dày và chướng ngại chức năng tiêu hoá. Nhìn từ góc độ giải phẫu học, khúc cong dạ dày và dạ dày thông với 12 khúc đường ruột, đầu ra của ruột non thông với ruột già đều ở bên trái. Nằm nghiêng khi ngủ sẽ làm cho dạ dày trào ngược thực quản, số lượng dịch thể mang tính axit sẽ nhiều hơn bình thường, cứ thế tiếp tục không ngừng, và dễ gây ra đau từng cơn ở vùng dạ dày, từ đó dẫn đến bệnh dạ dày. Vì vậy, khi ngủ nằm nghiêng bên phải sẽ không chèn ép được các cơ quan này và có lợi cho việc vận chuyển của thức ăn trong đường tiêu hoá thông suốt từ trên xuống dưới.

Nằm sấp, nằm nghiêng bên trái và bệnh tim

Nghiên cứu chỉ rõ, nằm sấp dễ làm cho đường hô hấp “mất tự do”, chèn ép nội tạng, gây ra ác mộng khi ngủ và ảnh hưởng đến tuần hoàn máu của da ở vùng mặt, làm cho da dễ lão hoá.

Nằm nghiêng bên trái khi ngủ sẽ làm cho nhiều cơ quan bị chèn ép khiến dạ dày tiêu hóa chậm, hơn nữa còn làm cho áp lực tim tăng lên, không có lợi cho việc vận chuyển máu của tim và cũng dễ gây ra ác mộng.

Những người bị bệnh tim khi ngủ nằm nghiêng bên phải là tốt nhất. Bởi vì tim nằm ở bên trái lồng ngực, nằm nghiêng bên phải sẽ làm cho máu lưu thông về bên phải nhiều hơn, như thế sẽ giảm nhẹ được gánh nặng cho tim. Nếu đã có triệu chứng suy tim, có thể dùng biện pháp nằm nửa người để giảm bớt khó thở, kỵ nằm sấp và nằm nghiêng bên trái. Đặc biệt khuyến cáo những người mắc bệnh động mạch vành, những người đau tim theo từng cơn thì nên ngủ ở giường nghiêng từ 10-15 độ, nửa người ở phía trên cao, nửa người dưới thấp, làm cho máu lưu thông dưới khoang tĩnh mạch giảm đi, có lợi cho tim nghỉ ngơi.

Gối quá thấp và cao huyết áp

Ngủ gối quá thấp sẽ làm cho lưu lượng máu ở vùng não tăng lên, lâu dài có thể dẫn bệnh cao huyết áp. Ngủ gối quá cao cũng sẽ rất không tốt. Thông thường, gối cao khoảng 15cm là thích hợp nhất.

Ngoài ra, người bị khí thũng khi nằm ngủ cũng phải chú ý tư thế: nên nằm ngửa và kê cao đầu, đôi tay hơi hướng về phía trên để giữ cho hô hấp được thông suốt. Những người bị bệnh lao phổi thì lại nên nằm nghiêng, để có lợi cho việc khạc nhổ ra máu tích tụ trong khí quản.

So sánh ưu nhược điểm của tư thế nằm

Ưu điểm của việc nằm nghiêng bên phải: Nằm nghiêng bên phải có thể làm cho cơ bắp toàn thân thoải mái, hô hấp thông suốt, còn có thể làm cho chức năng sinh lý của tim, phổi và dạ dày, đường ruột giảm xuống mức độ thấp nhất, lúc này tim không bị chèn ép, phổi hô hấp tự nhiên, đảm bảo đầy đủ dưỡng khí cần thiết cho cơ thể trong khi ngủ. Do đầu ra của dạ dày là ở phía dưới, vì thế nên cũng rất có lợi cho việc đào thải các vật phẩm trong dạ dày ra ngoài.

Khuyết điểm của nằm nghiêng bên phải: Nằm nghiêng bên phải có thể làm cho thân thể và tứ chi bên phải bị chèn ép, ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu, từ đó xuất hiện các chứng tê, mỏi, đau.

Ưu điểm của nằm ngửa: Khi nằm ngửa, diện tích tiếp xúc giữa thân thể và giường là lớn nhất, vì vậy không dễ bị mệt mỏi, hơn nữa còn có lợi cho tuần hoàn máu của não bộ và cơ thể.

Khuyết điểm của nằm ngửa: Một số người già, trung niên, đặc biệt là những người béo phì, khi nằm ngửa dễ làm cho cuống lưỡi thu lại về phía sau, gây ra hô hấp không thông suốt, từ đó gây ra tiếng ngáy khi ngủ, ngáy to không những ảnh hưởng đến nghỉ ngơi của người khác mà còn có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi khí thể trong phổi, gây ra chứng máu ô xy thấp. Khi nằm ngửa, tay dễ đặt trước ngực chèn ép công việc của tim nên dễ gây ra ác mộng.

Vì thế, chuyên gia kiến nghị, khi ngủ không nên chọn tư thế nằm nghiêng bên trái và nằm sấp, tốt nhất là nằm nghiêng bên phải và nằm ngửa. Những người ngủ hay ngáy, những người bị bệnh viêm dạ dày, sa dạ dày, tiêu hoá không tốt thì nằm nghiêng bên phải là cách lựa chọn toàn vẹn nhất.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

Đau dạ dày ở trẻ em và biện pháp khắc phục

Đau dạ dày không chỉ xảy ra ở người lớn mà trẻ em cũng có thể bị đau dạ dày. Cơn đau có thể nhẹ hoặc nặng nhưng không nên bỏ qua. Đau dạ dày ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân ví dụ như do ăn uống dẫn tới tình trạng táo bón, ngộ độc thực phẩm, loét dạ dày,… Nếu trẻ bị đau dạ dày chỉ ở mức độ nhẹ bố mẹ có thể tự khắc phục ở nhà bằng một số biện pháp sau:

Một cốc trà chanh ấm kết hợp với một vài giọt mật ong giúp thư giãn các cơ bắp của dạ dày một cách dễ dàng.

Trộn một chút nước ép bạc hà và limejuice, thêm một chút gừng và muối cho trẻ uống có tác dụng giảm đau nhanh và thư giãn dạ dày.

Giã một củ gừng nhỏ, ép lấy nước, nhẹ nhàng xoa nó bên ngoài bụng, cách này cũng có hiệu quả đối với những cơn đau dạ dày ở trẻ em.

bệnh dạ dày trẻ em cũng có thể bị mắc phải

Bệnh dạ dày cũng có thể xảy ra ở trẻ em

  • Một cốc sữa chua ngoài tác dụng là thuốc nhuận tràng tự nhiên thì cũng là có tác dụng làm mát dạ dày, giúp điều trị cơn đau dạ dày hiệu quả.
  • Đun sôi một thìa thì là với một chút nước sau đó để nguội ấm ấm cho một thìa cà phê mật ong vào uống như trà chữa bệnh sỏi thận. Trà này cũng có tác dụng giảm đau dạ dày ở trẻ em một cách hiệu quả.
  • Nên cho trẻ uống nhiều nước để cân bằng nồng độ axit trong dạ dày của trẻ.
  • Một cách dễ dàng để thoát khỏi đau dạ dày ở trẻ em là đặt một túi nước nóng vào vùng bụng của trẻ. Nó sẽ xoa dịu nỗi đau và cũng có thể giảm tình trạng táo bón ở trẻ.
  • Mát xa vùng bụng là một cách hiệu quả để chữa trị các vấn đề về dạ dày ở trẻ em. Dùng một số loại tinh dầu và massage nhẹ nhàng theo vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, đi theo con đường của hệ thống tiêu hóa.

Chú ý: Khi trẻ đang bị đau dạ dày không nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm chế biến sẵn chẳng hạn như: phô mai, sô cô la, các sản phẩm từ sữa, các loại gia vị cay nóng...


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thói quen không tốt cho dạ dày

Không chỉ quan tâm tới ăn như thế nào, rất nhiều cách bảo vệ sức khoẻ nếu thực hiện trước bữa ăn sẽ có lợi hơn nhiều.

thói quen không tốt cho dạ dày

1. Vận động

Trước bữa ăn, bụng rỗng, vận động sẽ giúp chuyển hóa các chất béo thành nhiệt lượng, sẽ có hiệu quả hơn nhiều so với vận động sau bữa ăn.

Các chuyên gia vẫn khuyên chúng ta nên vận động buổi chiều tối, vậy tốt nhất bạn nên vận động lúc 5-6 giờ chiều, đi bộ nhanh hoặc chạy chậm liên tục trong 30-45 phút, sau đó khoảng 1 tiếng thì ăn tối.

2. Ăn hoa quả

Chuyển thời gian ăn hoa quả lên trước bữa ăn sẽ có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà lại giảm cân. Việc ăn hoa quả sau bữa ăn hoàn toàn không có công hiệu tương tự vì dạ dày lúc này phải tiêu hóa nhiều thức ăn khác, do phải nhường chỗ nên hoa quả trong bụng bị lên men, dễ khiến bạn bị đầy bụng, táo bón… không có lợi cho hệ tiêu hoá.

3. Ngủ trưa

Sau khi ăn, hệ tuần hoàn sẽ tập trung ở hệ tiêu hoá, khiến cho lượng máu dẫn đến não và các chi bị giảm thiểu. Nếu ăn chút hoa quả hoặc uống ly sữa rồi ngủ trưa khoảng 30 phút đến 1 tiếng sau đó mới ăn trưa sẽ giảm mệt mỏi, buồn ngủ rất rõ rệt.

4. Ăn canh

Nhiều người có thói quen ăn canh sau bữa ăn, nhưng ăn canh trước bữa ăn lại có thể giúp “làm sạch” khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột…giúp thức ăn có thể thuận lợi đi vào dạ dày và làm giảm mức độ kích thích của các thực phẩm cứng đối với niêm mạc dạ dày.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Quy tắc ăn uống cho người bị bệnh dạ dày


Bệnh đau dạ dày có liên quan tới chế độ ăn uống, do đó việc ăn uống đối với người mắc căn bệnh này cũng quan trọng như việc chữ trị bệnh của các bác sỹ.

Vậy, rốt cuộc nên ăn đồ gì và không nên ăn đồ gì? Dưới đây là 11 quy tắc ăn uống cho người bị bệnh dạ dày.

1. Ăn ít các thực phẩm chiên rán

Do các loại đồ ăn này không dễ tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.

2. Ăn ít các thực phẩm ngâm muối

Trong các thực phẩm này chứa muối nên cũng làm cho dạ dày “vất vả” hơn trong khâu xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư nên bạn càng không nên ăn.

3. Hạn chế đồ sống, lạnh và thực phẩm kích thích

Đồ ăn sống, lạnh và kích thích mạnh có tác dụng kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày nên dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.

4. Ăn uống điều độ

Nghiên cứu cho thấy, ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa.

quy tắc ăn uống cho người bệnh dạ dày

5. Đúng giờ, định lượng

Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, cho dù đói hay không đói. Tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.

6. Ăn chậm rãi để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày

Khi bạn nhai kỹ, nước bọt cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Điều này rất có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

7. Chọn giờ uống nước

Thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây ra chứng đau dạ dày. Uống quá nhiều nước canh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn.

8. Chú ý phòng lạnh

Vùng bụng sau khi bị lạnh sẽ khiến chức năng dạ dày kém đi. Vì vậy, những người bị bệnh dạ dày càng nên chú ý giữ ấm vùng bụng, đừng để nhiễm lạnh.

9. Tránh các chất kích thích

Không hút thuốc, bởi vì hút thuốc khiến mạch máu ở bụng bị co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dà dày giảm. Bạn cũng nên uống ít rượu, ăn ít các món cay như ớt, hạt tiêu… để bảo vệ dạ dày hoạt động tốt nhất có thể.

10. Bổ sung vitamin C

Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày, bảo vệ bụng và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Bạn nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Chế độ ăn trong viêm loét dạ dày, tá tràng


Dạ dày có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng. Ngoài việc dự trữ thức ăn đưa vào để tiêu hóa dần, dạ dày còn là cơ quan nghiền nhuyễn thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa, hấp thu thức ăn ở ruột non. Loét dạ dày – tá tràng là một bệnh khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Ở các nước đang phát triển ước tính tỷ lệ bệnh khoảng 10%, hàng năm tăng khoảng 0,2%. Ở Việt Nam theo điều tra trong những năm gần đây bệnh chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa; bệnh có chiều hướng ngày càng gia tăng. Cơ chế bệnh sinh chủ yếu là tăng tiết acid.

dinh dưỡng cho bệnh nhân dạ dày

Chế độ ăn trong bệnh dạ dày nhằm mục đích làm giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra lên niêm mạc dạ dày, hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày nghỉ ngơi và các tổn thương mau lành.

I. Nguyên tắc thực hiện chế độ ăn trong viêm loét dạ dày tá tràng 

Trong dinh dưỡng bình thường thì khối lượng thức ăn, sự nhai nghiền thức ăn thành mảnh bé trước khi nuốt vào dạ dày là rất quan trọng cho quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn ở ruột non. Muốn tiêu hóa, hấp thu thức ăn có hiệu quả cần lưu ý:

1. Nấu chín, ninh nhừ thức ăn, không nên dùng thực phẩm ăn sống.

2. Nhai kỹ, ăn chậm.

3. Không ăn quá no một lúc mà chia thành nhiều bữa (4-5 bữa), ăn nhiều bữa để thường xuyên có tác dụng trung hòa acid, mỗi bữa nên ăn nhẹ để khỏi gây căng dạ dày vì căng dạ dày dễ kích thích tiết nhiều acid.

4. Không nên ăn quá nhiều canh dùng với bữa cơm.

5. Ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay.

II. Những thức ăn nên dùng

1. Sữa, trứng có tác dụng đệm trung hòa acid trong dạ dày: Sữa bò, sữa hộp, bơ, pho mát.

2. Thực phẩm giàu đạm (thịt, cá nạc nên chế biến luộc, hấp, om thì dễ hấp thu).

3. Rau củ dùng rau non luộc hoặc nấu dạng súp, các loại rau củ phải ăn chín.

4. Thực phẩm ít mùi vị như tinh bột (cơm nát, cơm nếp nát, bánh mỳ, các loại khoai củ, cháo).

5. Dầu ăn sống có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị (với số lượng ít).

III. Những thức ăn không nên dùng

1. Những thức ăn nhiều mùi vị, chất thơm như thịt quay, rán, nướng, thịt ướp muối, cá ướp muối và những thức ăn xào rán nhiều dầu mỡ.

2. Các loại thịt nguội chế biến sẵn: Dăm bong, lạp xường, xúc xích và các loại nước sốt, nước thịt cá đậm đặc.

3. Sữa chua.

4. Những thức ăn cứng, dai gây cọ sát niêm mạc dạ dày như: Thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ già, quả sống…

5. Gia vị, dấm tỏi, tiêu ớt, dưa cà, hành muối.

6. Quả chua, đu đủ chín, chuối tiêu, táo.

7. Chè, cà phê đặc, bỏ hẳn rượu, thuốc lá.

IV. Một số điều cần lưu ý khi chế biến đô ăn cho bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng

- Các loại thực phẩm khi nấu nên thái nhỏ, nghiền nát, xay sẽ làm giảm được kích thích bài tiết dịch vị và vận chuyển thức ăn qua dạ dày nhanh chóng.

- Nhiệt độ thức ăn cũng ảnh hưởng đến kích thích dạ dày, ví dụ như thức ăn lạnh quá làm co bóp mạnh cơ dạ dày, thức ăn nóng quá lại làm cho niêm mạc xung huyết và co bóp mạnh hơn. Do vậy nhiệt độ thích hợp để thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu là 40-500C.

- Nồng độ thức ăn cũng ảnh hưởng tới tiêu hóa: Nếu như thức ăn đặc quá thì các men tiêu hóa không thấm vào thức ăn hoặc thức ăn quá lỏng thì men tiêu hóa bị pha loãng và sự tiêu hóa sẽ kém đi, do vậy thức ăn sẽ được tiêu hóa tốt nhất khi trong bữa ăn chỉ uống 100 – 200ml nước. Nếu trường hợp tiêu chảy, mồ hôi nhiều thì có thể uống nhiều hơn nhưng uống ngoài bữa ăn. 





NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Ăn kiêng đối với người bị loét dạ dày - hành tá tràng

Bệnh loét dạ dày và hành tá tràng là loại bệnh mạn tính có tính toàn thân. Biểu hiện chủ yếu của nó là loét dạng hình tròn mạn tính ở dạ dày hoặc hành tá tràng, triệu chứng chủ yếu là đau vùng bụng trên, đau bụng phía bụng trên bên phải hoặc bên trái, thường biểu hiện đau lâm râm liên tục, đau tấy, hoặc đau cồn cào, nó liên quan chặt chẽ với sự ăn uống.

Trung y cho rằng, bệnh là do ăn uống không điều độ, lúc đói lúc no hoặc tham ăn tham uống hoặc ăn thức ăn nguội lạnh sinh lạnh dẫn đến tổn thưong tỳ vị, gây đau ở khoang dạ dày, ợ chua, nôn mửa. Nếu đau dạ dày tái diễn nhiều lần không khỏi sẽ thương tổn đến dương khí tỳ vị, thường kèm theo chứng hư hàn. Đó là do tỳ vị dương khí không đủ, thức ăn khó tiêu hoá gây viêm loét.

Y học hiện đại cho rằng, do thường xuyên ăn uống không điều độ, no đói thất thưòng và do kích thích tinh thần, công năng hoạt động của hệ thống trung khu thần kinh bị đảo lộn, sự phân tiết dịch vị dạ dày không đều, lượng axít trong dạ dày quá nhiều v.v. chức năng bảo vệ của niêm mạc dạ dày và hành tá tràng bị suy giảm, từ đó dần dần hình thành loét dạ dày và hành tá tràng. Vì vậy việc ăn uống điều dưỡng là hết sức quan trọng trong điều trị và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh.

thực phẩm bệnh nhân dạ dày nên kiêng

Người bị bệnh loét dạ dày và hành tá tràng cần ăn kiêng những gì?

Bệnh nhân phải kiêng kỵ tham ăn, tham uống và ăn quá nhiều các chất chua, cay, sinh lạnh. Người bệnh loét dạ dày khi ăn uống phải có giờ giấc, tránh ăn quá đói hoặc quá no, quá nóng hoặc quá lạnh và ăn những chất kích thích. Khi bệnh phát nên ăn ít và chia làm nhiều bữa.

Cách 2-3 giờ ăn 1 lần để tránh cho dạ dày gánh vác quá nặng và bảo đảm trong dạ dày luôn duy trì một lượng thức ăn nhất định để trung hoà axít, giảm thiểu những kích thích có hại của axít đối với vùng bị loét.

Không nên ăn các chất mỡ các chất kích thích như chất cay, hương liệu, chất sinh lạnh nên tuyệt đối tránh vì những chất này không những gây khó khăn cho tiêu hoá hấp thụ, mà còn kích thích phát tiết lượng dịch vị axít quá nhiều, ăn thức ăn quá nóng sẽ khiến giãn nở huyết quản dẫn đến xuất huyết.

Thức ăn quá lạnh sẽ làm cơ thắt huyết quản niêm mạc dạ dày khiến thiếu máu thiếu ôxy, sức đề kháng giảm thấp, hơn nữa nó còn làm dạ dày nhu động, co thắt khiến bệnh càng nặng thêm.

Người bệnh loét dạ dày còn cần kiêng uống nhiều chè, chè là loại chất kích kích axít dạ dày, uống chè sẽ dẫn đến lượng axít trong dạ dày tăng cao khiến sự kích thích vào bề mặt vùng loét mạnh lên, hơn nữa bản thân chất caphêin trong chè cũng kích thích vào vùng loét khiến cho bệnh tình thêm xấu đi.

Sự nguy hại của rượu, thuốc lá đối với người bệnh loét dạ dày càng lớn. Mọi người đều biết, khi uống rượu, một phần chất cồn sẽ được dạ dày hấp thụ, uống nhiều rượu sẽ khiến niêm mạc dạ dày xung huyết, sưng tấy, thậm chí gây loét thêm, khiến bệnh thêm trầm trọng. Còn hút thuốc lá có thể khiến lượng axít và dịch dạ dày tăng lên khiến sự tuần hoàn máu của niêm mạc dạ dày bị biến dạng và giảm thấp sức đề kháng của niêm mạc dạ dày.

Theo số liệu nghiên cứu xác định, hút thuốc càng nhiều nồng độ nicotin trong máu càng cao, lượng axit trong hành tá tràng cũng cao lên, thời gian kích thích của lượng axít đó vào dạ dày cũng kéo dài lên. Một nghiên cứu phân tích quan sát lâm sàng kết quả điều trị của 108 người bệnh hành tá tràng cho thấy, 66 người hoàn toàn khỏi bệnh, 42 người chưa khỏi bệnh trong đó có 91% là hút thuốc lá.

Nguyên là thuốc lá đã ngăn cản sự sản sinh các axít của tuyến tụy, đồng thời nó còn ảnh hưởng sự phân tiết của dịch mật, như vậy đã làm giảm thấp tác dụng trung hoà axít của những dịch thể tính kiềm, từ đó ảnh hưởng việc liền miệng các vết loét dạ dày. Một số nghiên cứu còn cho thấy, tỷ lệ phát bệnh ung thư thượng vị của những người hút thuốc lá rõ ràng cao hơn những người không hút thuốc lá, hơn nữa nếu hút thuốc lá ngay sau khi ăn cơm thì độ nguy hại sẽ càng cao, vì vậy những người mắc bệnh loét dạ dày không những phải kiêng rượu mà còn phải cai thuốc lá.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Chữa bệnh đau dạ dày bằng cây kha tử


Chữa bệnh đau đại tràng bằng cây Kha Tử phương pháp sử dụng cây thuốc nam chữa bệnh đại tràng và các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Cây Kha Tử chữa bệnh đại tràng mang lại hiệu quả cao, an toàn và không gây ra những tác dụng phụ trong quá trình chữa bệnh đại tràng.

Cây Kha Tử được đánh giá là một trong những loại cây thuốc nam quý dùng làm thuốc nam chữa bệnh. Có tác dụng tốt trong chữa bệnh, cây Kha Tử được sử dụng nhiều trong các phương pháp chữa bệnh liên quan đến đường tiêu hóa trong đó có bệnh đại tràng. Chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng chữa bệnh hiệu quả, cây Kha Tử được Đông Y sử dụng nhiều trong việc chữa bệnh đại tràng, kiết lỵ, chữa chứng ỉa chảy lâu ngày. Có thể áp dụng phương pháp chữa bệnh đại tràng bằng cây Kha Tử một cách riêng biệt hay kết hợp với một số loại cây thuốc nam khác, một số loại thảo dược bào chế thành bài thuốc nam chữa bệnh hiệu quả.

chữa bệnh đau dạ dày

Có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, không chứa chất bảo quản, độc tố, kim loại năng, chữa bệnh đại tràng bằng cây Kha Tử mang lại hiệu quả chữa bệnh cao, an toàn và không gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Sử dụng cây Kha Tử chữa bệnh đại tràng có thể áp dụng cho nhiều đối tượng bệnh nhân, kể cả bệnh nhân mắc các chứng bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường hay một số chứng bệnh liên quan đến nội tiết.

Cây kha tử chữa bệnh đau dạ dày

Cây Kha Tử được Y Học Cổ Truyền đánh giá là một trong những loại cây thuốc nam quý, có giá trị dược liệu và công dụng chữa bệnh tốt. Cây Kha Tử được sử dụng như một thành phần chính của các bài thuốc nam chữa bệnh đại tràng, chữa kiết lỵ, chữa tiêu chảy lâu ngày không khỏi.

chữa bệnh đau dạ dày bằng cây kha tử

Cây Kha Tử còn được biết đến với một số tên gọi khác như: Chiêu liêu, Chiêu Liêu hồng, Xàng, Tiếu. Cây Kha Tử có tên khoa học là: Terminalia chebula Retz. Cây Kha Tử chữa bệnh đain tràng thuộc họ Bàng.

Cây Kha Tử là loại cây thân gỗ, cây to, cao từ 15 đến 20m. Cành non của cây Kha Tử có lông. Vỏ của cây Kha Tử chữa bệnh đại tràng có màu xám nhạt, thân cây thường có vách nứt dọc theo thân cây.

Lá của cây Kha Tử mọc so le, đầu lá nhọn, là dài từ 15 đến 20cm, lá của cây Kha Tử có lông mềm, mặt sau của lá nhẵn. Ở đầu cuống của cây Kha Tử lá có hay tua nhỏ.

Hoa của cây Kha Tử chữa bệnh đại tràng nhỏ, có màu trắng hơi vàng. Hoa của cây Kha Tử có mùi thơm; hoa xếp thành chùy, mọc ra ở nách lá hay ở ngọn. Hoa của cây Kha Tử chữa bệnh đại tràng có phủ lông, màu đồng.

Quả của cây Kha Tử có hình trứng thuôn dài 3 từ 4cm, chiều rộng của quả cây Kha Tử từ 22 đến 25mm, tù hai đầu. Quả của cây Kha Tử không có cánh, có 5 cạnh dọc, quả có màu nâu vàng nhạt, thịt quả có màu đen. Hạch của quả cây Kha Tử chứa một hạt dày khoảng 4mm, có lá mầm cuộn. Cây Kha Tử chữa bệnh đại tràng thường ra hoa tháng vào Tháng 5 và Tháng 6. Cây Kha Tử đậu quả trong Tháng 8 và 9.

Cây Kha Tử mọc hoang và hiện nay được trồng ở một số tỉnh miền Nam Việt Nam. Trên thế giới, cây Kha Tử mọc hoang và được trồng ở các nước Đông Nam Á bao gồm: Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Ấn Độ.

Cây Kha Tử chữa bệnh đại tràng thường được thu hoạch vào mùa quả chin trong khoảng Tháng 9 đến Tháng 11. Khi thu hoạch, quả của cây Kha Tử được phơi khô. Khi dùng cây Kha Tử làm thuốc, được sao qua, bỏ hạt. Quả của cây Kha Tử cũng có thể được sấy hoặc phơi khô, bảo quản để sử dụng lâu dài.


Theo Đông Y, cây Kha Tử có vị chát, nhạt, hơi chua, tính mát. Cây Kha Tử có tác dụng trừ ho, sát trùng đường ruột. Quả của cây Kha Tử xanh chứa một hoạt chất làm săn da, có tính gây trung tiện, và cũng gây xổ, quả già gây xổ mạnh. Hợp chất chebulin được tìm thấy trong quả Kha Tử có tác dụng chống co thắt tương tự papaverin. Vỏ của cây Kha Tử có tác dụng lợi tiểu và tăng cường sức khỏe tim mạch. 

Quả của cây Kha Tử là một vị thuốc nam chuyên dùng chữa chứng ỉa lỏng lâu ngày, chữa lỵ kinh niên; chữa ho mất tiếng, di tinh, ra mồ hôi trộm, chữa bệnh trĩ, xích bách đới.

Đông Y thường dùng quả khô của cây Kha Tử làm thuốc chữa bệnh đại tràng, đôi khi sử dụng cả vỏ của cây Kha Tử bào chế một số bài thuốc nam.





NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com