Viêm dạ dày được định nghĩa là viêm một phần hoặc toàn bộ lớp niêm mạc của dạ dày. Tình trạng này có thể xảy ra bất ngờ (cấp tính) hoặc diễn biến từ từ (mạn tính), do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng đều dẫn đến các triệu chứng tương tự nhau.
Đa phần, viêm dạ dày không nghiêm trọng và thường nhanh chóng được cải thiện nhờ điều trị đúng phác đồ. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể dẫn đến viêm loét rồi chuyển sang những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Đa phần, viêm dạ dày không nghiêm trọng và thường nhanh chóng được cải thiện nhờ điều trị đúng phác đồ. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể dẫn đến viêm loét rồi chuyển sang những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
1. Nguyên nhân nào gây viêm dạ dày?
Nguyên nhân chính gây viêm dạ dày cả cấp và mạn tính trong hầu hết các trường hợp là do một loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori. Chúng xâm nhập vào dạ dày qua đường miệng. Vị trí đầu tiên chúng tấn công thường là niêm mạc vùng hang vị (nơi mà không có các tế bào tiết acid) và cư trú ở đó, phá hủy lớp màng nhầy, gây viêm xung huyết. Lâu ngày có thể ảnh hưởng đến toàn bộ dạ dày và chuyển thành mãn tính nếu không được điều trị kịp thời.
Sử dụng kéo dài một số loại thuốc như chống viêm NSAIDs, corticoid,... làm giảm tổng hợp lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho acid tấn công lớp niêm mạc cũng gây ra viêm dạ dày cấp và mãn tính.
Một số nguyên nhân viêm dạ dày khác:
- Uống nhiều rượu gây kích thích, xói mòn lớp nhầy trong dạ dày và ruột
- Dịch mật trào ngược từ ruột non vào dạ dày gây viêm dạ dày mãn tính
- Nghiện thuốc lá.
- Ngộ độc thực phẩm (ngộ độc hóa chất, ký sinh trùng, virus...).
2. Các triệu chứng và biến chứng của bệnh viêm dạ dày
Khi viêm dạ dày xảy ra, thường gặp các triệu chứng là đau vùng bụng trên (vùng thượng vị). Có thể đau âm ỉ, gặm nhấm hoặc nóng rát, từng cơn hoặc liên tục. Đi kèm với đau là cảm giác buồn nôn và ói mửa, đôi khi có tiêu chảy. Các triệu chứng khác như chán ăn, đầy bụng, ợ hơi và ợ nóng cũng có thể xảy ra.
Viêm dạ dày cấp tính xảy ra đột ngột và thường buồn nôn nóng rát, đau hoặc khó chịu ở vùng thượng vị. Viêm dạ dày mãn tính phát triển dần dần, cơn đau thường âm ỉ, hay có cảm giác no và chán ăn. Ở một số người, viêm dạ dày không có dấu hiệu hay triệu chứng nào cả mà chỉ được phát hiện khi kiểm tra hệ thống tiêu hóa để chẩn đoán các bệnh khác.
Các biến chứng có thể xảy ra: Viêm dạ dày cấp tính nếu không được chữa trị dứt điểm sẽ dần dần chuyển thành mạn tính. Khi đó bệnh sẽ khó chữa hơn và có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, u MALT, thậm chí là ung thư dạ dày.
3. Chẩn đoán viêm dạ dày như thế nào?
Viêm dạ dày có thể được nghi ngờ dựa vào các triệu chứng và tiền sử của bệnh nhân (đã điều trị viêm dạ dày trước đó, uống rượu hoặc dùng các thuốc chống viêm nhóm NSAIDs). Tuy nhiên cần phải có các xét nghiệm để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh. Các xét nghiệm có thể bao gồm:
Xét nghiệm X-quang: X-quang sẽ cho hình ảnh về vị trí viêm, mức độ viêm và các vấn đề tiêu hóa khác.
Nội soi dạ dày: cho phép biết được hình dạng, vị trí, mức độ viêm loét và những thay đổi ở niêm mạc dạ dày. Qua nội soi có thể sinh thiết mô bệnh học để xác định nguyên nhân gây viêm dạ dày và chẩn đoán phân biệt với ung thư dạ dày.
Nếu nghi ngờ có vi khuẩn HP, có thể thực hiện các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu: để tìm kháng thể chống lại HP.
- Xét nghiệm phân: kiểm tra sự có mặt của HP trong mẫu phân.
- Sinh thiết mô bệnh học qua nội soi: quan sát vi khuẩn HP trên mẫu bệnh phẩm sau khi nhuộm màu qua kính hiển vi hoặc nuôi cấy trực tiếp để phát hiện vi khuẩn.
- Test thở ure 13C hoặc 14C: để phát hiện men urease có mặt trong dạ dày do HP sinh ra.
4. Điều trị viêm dạ dày như thế nào?
Cách tốt nhất để điều trị viêm dạ dày là cần phải loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ nên ngừng sử dụng các thuốc NSAIDs hoặc rượu nếu chúng gây ra viêm dạ dày cấp tính, loại bỏ vi trùng H. Pylori nếu chúng là thủ phạm gây viêm dạ dày mãn tính. Tuy nhiên, kế hoạch điều trị viêm dạ dày cũng cần phải kết hợp thuốc làm giảm acid dạ dày (như các thuốc trung hòa acid dịch vị, thuốc kháng H2, thuốc ức chế bơm proton....) để giảm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN
Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846
Quận Hà Đông - TP Hà Nội
Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét