Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Xoa bóp phòng tránh bệnh đau dạ dày

Khi các cơn đau dạ dày đến đột ngột mà không có thuốc và bác sĩ ở bên cạnh, chúng ta có thể áp dụng việc xoa bóp dưới đây để giảm các cơn đau ngay lập tức.

Việc xoa bóp có thể làm giảm cơn đau bụng cấp do viêm loét dạ dày, tá tràng khi không có thuốc và bác sĩ ngay tại chỗ. Đồng thời việc xoa bóp này thường xuyên có tác dụng phòng bệnh dạ dày rất hiệu quả. 

Cách xoa bóp phòng bệnh đau dạ dày:


phòng tránh bệnh đau dạ dày
tự xoa bóp phòng tránh viêm loét dạ dày, tá tràng

1. Xoa bụng

Dùng một hoặc hai bàn tay đặt chồng lên nhau, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ với một lực ấn vừa phải trong 5 phút. Trước đó, có thể dùng một loại dầu nóng xoa khắp bụng một lượt. Thường xuyên xoa bụng rất tốt cho dạ dày và có thể giảm mắc các chứng bệnh về tiêu hóa.

2. Day ấn huyệt Trung quản

Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay giữa day ấn huyệt Trung quản trong 2 phút sao cho có cảm giác tức nặng tại chỗ và lan sâu vào bên trong dạ dày.

Vị trí huyệt Trung quản: Từ rốn đo thẳng lên trên 4 tấc (1 tấc bằng chiều ngang của ngón tay cái). Đây là một huyệt vị trí hết sức quan trọng, có công dụng giảm đau, điều hoà chức năng co bóp và bài tiết của dạ dày. 

3. Day ấn huyệt Nội quan: 

Dùng ngón tay cái day ấn huyệt Nội quan trong 2 phút sao cho đạt cảm giác tê tức tại chỗ là được. 
Tìm huyệt Nội quan: Từ giữa lằn chỉ cổ tay đo lên trên 2 tấc, huyệt nằm giữa hai gân cơ gan tay lớn và gan tay bé (nắm bàn tay và gấp nhẹ vào cẳng tay sẽ làm nổi rõ hai gân này). 

4. Day ấn huyệt Túc tam lý: 

Dùng ngón tay cái hay ngón tay giữa đồng thời day ấn cả hai huyệt Túc tam lý trong 2 phút, sao cho có cảm giác tê tức tại chỗ và lan xuống mặt ngoài hai bàn chân là được.
Vị trí huyệt Túc tam lý: Sờ bờ trước xương ống chân (mào chày) từ dưới cổ chân ngược lên, đến gần khớp gối, ngón tay bị mắc lại ở đâu thì đó là lồi củ trước xương chày, từ đây đo ra ngoài một tấc là vị trí huyệt, ấn vào sẽ có cảm giác tê tức lan xuống bàn chân. Đây là một huyệt vị rất quan trọng, điều hoà công năng dạ dày và ruột, nâng đỡ sức đề kháng của cơ thể. 

Quy trình trên cần được tiến hành kiên trì, đều đặn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Khi có cơn đau cấp, có thể làm thêm lần thứ ba.

Cách xoa bóp các huyệt đạo này đã được các thầy thuốc khuyên nên áp dụng thường xuyên vì hiệu quả phòng bệnh dạ dày rất cao.

Nếu bạn có thắc mắc hãy nhắn tin vào hệ thống của chúng tôi (góc bên phải màn hình website) hoặc để lại câu hỏi và số điện thoại hoặc gọi điện trực tiếp cho chúng tôi để được tư vấn và chăm sóc một cách tốt nhất.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Viêm dạ dày là gì? Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng bệnh viêm dạ dày


Viêm dạ dày được định nghĩa là viêm một phần hoặc toàn bộ lớp niêm mạc của dạ dày. Tình trạng này có thể xảy ra bất ngờ (cấp tính) hoặc diễn biến từ từ (mạn tính), do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng đều dẫn đến các triệu chứng tương tự nhau. 

Đa phần, viêm dạ dày không nghiêm trọng và thường nhanh chóng được cải thiện nhờ điều trị đúng phác đồ. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể dẫn đến viêm loét rồi chuyển sang những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

1. Nguyên nhân nào gây viêm dạ dày?

Nguyên nhân chính gây viêm dạ dày cả cấp và mạn tính trong hầu hết các trường hợp là do một loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori. Chúng xâm nhập vào dạ dày qua đường miệng. Vị trí đầu tiên chúng tấn công thường là niêm mạc vùng hang vị (nơi mà không có các tế bào tiết acid) và cư trú ở đó, phá hủy lớp màng nhầy, gây viêm xung huyết. Lâu ngày có thể ảnh hưởng đến toàn bộ dạ dày và chuyển thành mãn tính nếu không được điều trị kịp thời.

nguyên nhân viêm dạ dày

Sử dụng kéo dài một số loại thuốc như chống viêm NSAIDs, corticoid,... làm giảm tổng hợp lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho acid tấn công lớp niêm mạc cũng gây ra viêm dạ dày cấp và mãn tính.

Một số nguyên nhân viêm dạ dày khác:

  • Uống nhiều rượu gây kích thích, xói mòn lớp nhầy trong dạ dày và ruột
  • Dịch mật trào ngược từ ruột non vào dạ dày gây viêm dạ dày mãn tính
  • Nghiện thuốc lá.
  • Ngộ độc thực phẩm (ngộ độc hóa chất, ký sinh trùng, virus...).

2. Các triệu chứng và biến chứng của bệnh viêm dạ dày

Khi viêm dạ dày xảy ra, thường gặp các triệu chứng là đau vùng bụng trên (vùng thượng vị). Có thể đau âm ỉ, gặm nhấm hoặc nóng rát, từng cơn hoặc liên tục. Đi kèm với đau là cảm giác buồn nôn và ói mửa, đôi khi có tiêu chảy. Các triệu chứng khác như chán ăn, đầy bụng, ợ hơi và ợ nóng cũng có thể xảy ra.

Viêm dạ dày cấp tính xảy ra đột ngột và thường buồn nôn nóng rát, đau hoặc khó chịu ở vùng thượng vị. Viêm dạ dày mãn tính phát triển dần dần, cơn đau thường âm ỉ, hay có cảm giác no và chán ăn. Ở một số người, viêm dạ dày không có dấu hiệu hay triệu chứng nào cả mà chỉ được phát hiện khi kiểm tra hệ thống tiêu hóa để chẩn đoán các bệnh khác.

triệu chứng bệnh viêm dạ dày

Các biến chứng có thể xảy ra: Viêm dạ dày cấp tính nếu không được chữa trị dứt điểm sẽ dần dần chuyển thành mạn tính. Khi đó bệnh sẽ khó chữa hơn và có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, u MALT, thậm chí là ung thư dạ dày.

3. Chẩn đoán viêm dạ dày như thế nào?

Viêm dạ dày có thể được nghi ngờ dựa vào các triệu chứng và tiền sử của bệnh nhân (đã điều trị viêm dạ dày trước đó, uống rượu hoặc dùng các thuốc chống viêm nhóm NSAIDs). Tuy nhiên cần phải có các xét nghiệm để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh. Các xét nghiệm có thể bao gồm:

Xét nghiệm X-quang: X-quang sẽ cho hình ảnh về vị trí viêm, mức độ viêm và các vấn đề tiêu hóa khác.

Nội soi dạ dày: cho phép biết được hình dạng, vị trí, mức độ viêm loét và những thay đổi ở niêm mạc dạ dày. Qua nội soi có thể sinh thiết mô bệnh học để xác định nguyên nhân gây viêm dạ dày và chẩn đoán phân biệt với ung thư dạ dày.

điều trị bệnh viêm dạ dày


Nếu nghi ngờ có vi khuẩn HP, có thể thực hiện các xét nghiệm sau:
  • Xét nghiệm máu: để tìm kháng thể chống lại HP.
  • Xét nghiệm phân: kiểm tra sự có mặt của HP trong mẫu phân.
  • Sinh thiết mô bệnh học qua nội soi: quan sát vi khuẩn HP trên mẫu bệnh phẩm sau khi nhuộm màu qua kính hiển vi hoặc nuôi cấy trực tiếp để phát hiện vi khuẩn.
  • Test thở ure 13C hoặc 14C: để phát hiện men urease có mặt trong dạ dày do HP sinh ra.

4. Điều trị viêm dạ dày như thế nào?

Cách tốt nhất để điều trị viêm dạ dày là cần phải loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ nên ngừng sử dụng các thuốc NSAIDs hoặc rượu nếu chúng gây ra viêm dạ dày cấp tính, loại bỏ vi trùng H. Pylori nếu chúng là thủ phạm gây viêm dạ dày mãn tính. Tuy nhiên, kế hoạch điều trị viêm dạ dày cũng cần phải kết hợp thuốc làm giảm acid dạ dày (như các thuốc trung hòa acid dịch vị, thuốc kháng H2, thuốc ức chế bơm proton....) để giảm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Cách phòng và bài thuốc trị viêm dạ dày hiệu quả tại nhà

Viêm dạ dày được xem là một bệnh khá phổ biến trong thời đại công nghiệp hiện nay, là một căn bệnh dễ phòng ngừa và điều trị, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách phòng ngừa sao cho tốt và điều trị sao cho hiệu quả khiến bệnh kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. 

phòng bệnh viêm dạ dày

Dưới đây là cách phòng và bài thuốc trị viêm dạ dày hiệu quả tại nhà mà các bạn nên biết.

Cách phòng bệnh viêm dạ dày

Từ bỏ những thói quen ăn uống không tốt có thể dẫn đến bệnh viêm dạ dày như:

– Hạn chế ăn nhanh, uống vội.
– Không nên vừa ăn, vừa làm việc.
– Không ăn quá no hoặc để bụng quá đói, nên ăn nhiều bữa trong ngày, tránh ăn một bữa quá no sẽ khiến dạ dày bị quá tải hoạt động.
– Không ăn khuya quá nhiều, trước khi đi ngủ nếu cảm thấy đói bụng chỉ nên uống một ly sữa ấm vừa không hại dạ dày lại vừa giúp bạn ngủ ngon.
– Đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi để tránh cho dạ dày không bị nhiễm khuẩn gây viêm.
– Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn và tuyệt đối không uống rượu bia khi bụng đói thì nguy cơ bị viêm dạ dày càng cao hơn nữa đấy.
– Không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, đây còn là biện pháp giúp bạn bảo vệ hàm răng chắc khỏe nữa đấy.
– Ăn uống điều độ, đảm bảo giờ giấc để tạo ra cho dạ dày nhịp sinh học ổn định, khi bạn ăn sẽ tiết nhiều dịch vụ để tiêu hóa và ngược lại, như thế bạn đã tạo điều kiện để dạ dày thư giãn, nghỉ ngơi chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo rồi đấy.

Tránh xa các loại thực phẩm không tốt cho dạ dày:

– Thực phẩm có vị chua: cóc, xoài, dưa muối, chanh,…khi ăn vào làm cho lượng a xit trong dạ dày tăng lên gây viêm dạ dày.
– Thực phẩm cay nóng: Ớt, tiêu, mù tạt, hành, … là những thực phẩm kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị gây tổn thương dạ dày.
– Cà phê: Kích thích dạ dày tiết axit làm tăng nồng độ axit trong khoang dạ dày.
– Thức uống có gas: Khi uống vào sinh khí nhiều làm dạ dày phình to ra, gây trướng bụng đồng thời kích thích dạ dày tiết a xit nhiều hơn.
– Muối: hạn chế ăn mặn nếu có thể vì những người ăn mặn có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày cao hơn.

Duy trì cân nặng hợp lý, những người béo phì, thừa cân có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày cao hơn đấy.

Không hút thuốc lá.

Thả lỏng cơ thể thoải mái, hạn chế stress và những căng thẳng đầu óc để dạ dày được hoạt động bình thường và hiệu quả, tránh trường hợp dạ dày bị quá tải gây viêm dạ dày và các biến chứng khác.

Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, nếu cần thiết phải sử dụng hãy dùng loại ít gây hại dạ dày đồng thời tuyệt đối không uống thuốc khi bụng đang đói nhé.

Không thức quá khuya, hãy đi ngủ sớm ít nhất là trước 23 giờ để cơ thể được nghỉ ngơi và tái tạo sức khỏe.

Tập luyện thể dục thể thao điều độ mỗi ngày: Để nâng cao sức khỏe, tăng cường khả năng đề kháng giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt, nhịp nhàng, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa hoạt động tốt sẽ là điều kiện quan trọng thúc đẩy sức khỏe của dạ dày bạn đấy.

Một số bài thuốc trị viêm dạ dày

thuốc chữa bệnh đau dạ dày


Nước ép bắp cải: Mỗi ngày uống 20ml nước ép bắp cải vào buổi sáng và trước khi đi ngủ bệnh sẽ giảm rõ rệt và nếu kiên trì sử dụng sẽ khỏi hẳn;

Bột nghệ và mật ong: Sử dụng bột nghệ (nghệ đen hay nghệ vàng đều tốt) trộn đều với mật ong và ăn 3 thìa mỗi ngày có tác dụng điều trị bệnh viêm dạ dày rất hiệu quả; Bạn có thể trộn thêm viên nang vitamin E để uống để tăng thêm hiệu quả của bài thuốc nhé;

Nhựa của cây nha đam (lô hội): ép lấy nhựa của cây nha đam, đun với nước sối uống thay nước mỗi ngày có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, làm lành vết viêm dạ dày;

Khoai tây: Rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ, ép lấy nước, đun sối uống ngày 3 lần, mỗi lần 50ml cũng có tác dụng rất tốt đối với bệnh viêm dạ dày;

Cam thảo: Nhai và uống cam thảo hàng ngày có tác dụng giảm lượng a xit có trong dạ dày, giúp các tế bào thành dạ dày tăng thêm sức đề kháng;

Chè xanh: Uống nước chè xanh hàng ngày có tác dụng diệt các vi khuẩn gây hại trong dạ dày;

Uống nhiều nước ấm và nước ép tái cây tươi mỗi ngày để làm dịu dạ dày và tăng cường sức đề kháng của dạ dày nhé.

Những tư vấn về cách phòng và bài thuốc trị viêm dạ dày hiệu quả tại nhà trên đây sẽ giúp bạn đẩy lùi được căn bệnh khó chịu này trong giai đoạn đầu mới có triệu chứng và bệnh đang nhẹ. Nếu bạn có những triệu chứng biểu hiện chứng bệnh đã nặng hãy đến ngay bệnh viện để có những tư vấn điều trị phù hợp và hiệu quả nhưng cũng đừng quên những bài thuốc trên đây sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn đấy. Nhưng quan trọng trước hết bây giờ bạn hãy “nạp” cho mình những kinh nghiệm phòng ngừa căn bệnh này đã nhé, “phòng bệnh hơn chữa bệnh mà”. Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt mỗi ngày.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

Ăn canh sai cách gây hại cho bệnh đau dạ dày

Một trong những lưu ý quan trọng trong cách chữa đau dạ dày đó là chế độ ăn uống. Người bệnh đau dạ dày ngoài việc sử dụng thuốc chữa đau dạ dày phù hợp cần phải có chế độ ăn thật tốt và đúng cách.

Canh là món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Nhưng ăn canh thế nào mới là đúng ?

Đặc biệt với người bị đau dạ dày thì vấn đề ăn uống càng cần phải cẩn thận. Nếu ăn canh sai cách thậm chí còn gây nguy hại tới sức khỏe.

- Ăn canh ngay khi vừa nấu

ăn canh sai cách gây hại cho bệnh đau dạ dày

canh nóng rất hại dạ dày

Nhiều người có thói quen uống nước canh vừa được nấu chín dù chúng còn rất nóng. Tuy nhiên vòm họng, thực quản hoặc niêm mạc dạ dày chỉ có thể chịu đựng độ nóng ở khoảng 60 độ, nếu vượt qua mức độ này sẽ làm tổn hại đến niêm mạc dạ dày thậm chí hệ thống đường tiêu hóa, vì vậy bạn chỉ nên uống nước canh ở dưới 50 độ là thích hợp nhất.

Ăn canh khi vừa nấu xong sẽ gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày.

- Ăn cơm chan canh

Khi nhai thức ăn, nước bọt không ngừng được tiết ra để làm ẩm thức ăn giúp việc nhai thức ăn diễn ra nhanh hơn, enzyme trong nước bọt cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn rất có lợi cho sức khỏe.
Không nên vừa ăn cơm vừa chan canh thưởng xuyên vì sẽ dễ mắc những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.
Nếu vừa ăn cơm vừa chan canh khiến cơm được ngâm mềm đi ảnh hưởng đến việc nuốt thức ăn. Do thức ăn được nuốt không được hấp thụ nước bọt đã tiêu hóa xuống dạ dày dẫn đến tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, lâu ngày gây ra các bệnh liên quan đến hệ thống tiêu hóa. Thường xuyên ăn cơm chan canh sẽ làm hạn chế quá trình tiết enzym trong nước bọt, lâu dần sẽ dễ dẫn đến các bệnh dạ dày.

- Hầm canh quá lâu

ăn canh sai cách có hại cho dạ dày

Một cuộc thí nghiệm cho thấy, nếu bạn ninh các thực phẩm giàu protein như cá, thịt gà, thịt bò trong 6 tiếng đồng hồ, dù món canh trông rất ngon nhưng hàm lượng protein chỉ còn 6-15%, 85% còn lại được lưu giữ trong cặn canh. Điều đó có nghĩa là, dù hầm canh trong thời gian dài thì dinh dưỡng của thịt cũng không hoàn toàn được tiết ra nước canh. Vì vậy tốt nhất nên sử dụng lượng thịt thích hợp sau khi ăn canh.

Ông cha ta có câu "vị bệnh sinh bách bệnh" nghĩa là một bệnh từ việc ăn uống có thể gây ra hàng trăm thứ bệnh khác đặc biệt là bệnh về dạ dày. Vì vậy hãy đặc biệt quan tâm đến việc ăn uống của người thân để tránh mắc bệnh dạ dày.

Nếu bạn có thắc mắc hãy nhắn tin vào hệ thống của chúng tôi (góc bên phải màn hình website) hoặc để lại câu hỏi và số điện thoại hoặc gọi điện trực tiếp cho chúng tôi để được tư vấn và chăm sóc một cách tốt nhất.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Chữa đau dạ dày từ thịt lợn


Có thể bạn không tin thịt lợn có thể chữa đau dạ dày. Nhưng đó lại là một sự thật. Cùng khám phá bài viết dưới đây nhé.

Thuốc chữa bệnh đau dạ dày từ đông y, tây y cho đến những bài thuốc dân gian tự nhiên rất phổ biến. Với nhịp sống bây giờ, con người làm việc căng thẳng, người bị mắc bệnh đau dạ dày đang ở mức báo động. Nó có thể chiếm tới 10% dân số, tức cứ 10 người lại có 1 người đau dạ dày. 

Vì thế ta cần phải có chế độ ăn uống điều độ sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ đau dạ dày và sau đây là chế độ ăn uống cho người bị đau dạ dày.

chữa đau dạ dày bằng thịt lợn

Đau bụng sau khi ăn (đau dạ dày) nếu không điều trị dứt điểm, các cơn đau sẽ xảy ra khá thường xuyên, dẫn đến giảm cân và làm cho cơ thể bị suy yếu. Đau dạ dày thường đi kèm với đau bụng liên tục và có xu hướng lan rộng đến vai, ngực và cổ.

Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống. Do tình chí bị kích thích dẫn đến can khí uất kết mất khả năng sơ tiết, làm rối loạn khí cơ thăng thanh giáng trọc của tỳ vị mà gây ra các triệu chứng đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua…

Y học cổ truyền chia chứng vị quản thống làm các thể tùy từng thể bệnh mà có những phương thuốc phù hợp. Sau đây là một số món ăn nhằm hỗ trợ điều trị tốt cho người bệnh.

Đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa, đây là biểu hiện của dạ dày bị tổn thương dẫn đến những cơn đau khó chịu, âm ỉ cho người bệnh nhất là những lúc dạ dày no quá hoặc đói quá.

Bệnh thường chủ yếu xảy ra với những người thường xuyên phải thức đêm, uống nhiều bia rượu và đây cũng là những nguyên nhân chính gây ra bệnh.

Bài thuốc chữa đau dạ dày từ thịt lợn:

Bài 1: Thịt nạc 100g, nấm rơm 100g, gia vị vừa đủ. Nấm tươi rửa sạch, thịt nạc rửa sạch thái miếng. Sau đó cho vào nồi đun với lượng nước vừa đủ. Khi thịt chín, nêm gia vị cho vừa miệng.

Bài 2: Đậu tương 100g, dạ dày lợn 1 bộ, rửa sạch, thêm nước vừa đủ, đun nhừ chia bữa ăn. Dùng cho người viêm dạ dày mạn tính, sức khỏe kém.

Bài 3: Ruột non lợn : Vị đắng, tính bình, có tác dụng bổ tâm, thanh nhiệt, hoà tạng; trị viêm dạ dày, di tinh, viêm âm hộ.

Dùng ruột non lợn (1 bộ), gừng tươi (5 lát), hồ tiêu (10 hạt); rửa ruột với dấm, bỏ hạt tiêu, gừng vào, hấp cách thủy, chia ăn 2 lần trong ngày sẽ chữa chứng đau dạ dày kéo dài.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Viêm niêm mạc dạ dày



I. Định nghĩa viêm niêm mạc dạ dày


Theo các chuyên gia y học, viêm dạ dày là hậu quả của sự kích thích niêm mạc bởi các yếu tố ngoại sinh hoặc nội sinh như: nhiễm độc hóa chất, nhiễm khuẩn (vi khuẩn HP), các rối loạn miễn dịch…

Viêm niêm mạc dạ dày được chia thành 2 nhóm là viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính. Mỗi nhóm có những đặc điểm riêng. Trong thực tế khám và chữa bệnh hằng ngày, các thầy thuốc gặp chủ yếu là viêm dạ dày mạn tính.

viêm niêm mạc dạ dày

II. Viêm dạ dày cấp tính


1. Định nghĩa

Viêm dạ dày cấp tính chính là tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc dạ dày, thường có tính chất tạm thời, có thể kèm xuất huyết niêm mạc và nặng hơn có thể kèm viêm loét niêm mạc dạ dày.

2. Nguyên nhân

Các yếu tố làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày đồng thời làm giảm sản xuất các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày ( dịch nhày bao phủ, pepsin…), giảm lượng máu lưu thông đến dạ dày, do đó làm cho chất acid ứ đọng trong lòng dạ dày dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày:

– Thuốc: Aspirin, thuốc kháng viêm không có steroid, corticoid…

– Thức ăn: thức ăn cay nóng, gây dị ứng…

– Hóa chất: Rượu, thuốc lá, ngộ độc thuốc trừ sâu, acid…

– Vi khuẩn, vi rus: trong thức ăn hoặc thường gặp nhất là HP (Helicobacter pylori)

– Stress, tia xạ…

3. Triệu chứng

Bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp tính có thể không có triệu chứng gì nếu bệnh nhẹ. Trong trường hợp bệnh nặng hơn, bệnh nhân có thể đau bụng, nhiều nhất là vùng thượng vị, đầy chướng bụng, khó tiêu ăn mất ngon, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn. Nặng hơn nữa (viêm có loét chảy máu) có thể nôn ra máu và đi cầu ra phân đen.

Tùy theo tình trạng bệnh, bệnh nhân có thể được cho làm một số xét nghiệm: công thức máu, xét nghiệm phân… Quan trọng và có ý nghĩa nhất là Nội soi dạ dày và sinh thiết niêm mạc dạ dày vùng nghi ngờ có tổn thương

4. Nguyên tắc điều trị

* Không dùng thuốc

– Hạn chế thức ăn kích thích dạ dày: rượu, thuốc lá, cafe, chè, đồ uống có ga, đồ ăn cay nóng…

– Chia làm nhiều bữa trong ngày, ăn nhẹ, thức ăn lỏng mềm, đủ dinh dưỡng

– Thể dục thể thao điều độ, ăn ngủ nghỉ đúng giờ giấc, tránh căng thẳng stress, không thức quá khuya…

– Hạn chế dùng thuốc đã kể trên

* Dùng thuốc

– Giảm tiết acid dịch vị dạ dày,

– Bao bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày

– Diệt vi khuẩn

– Giảm đau, chống co thắt

5. Tiến triển, biến chứng

Nếu chế độ điều trị tốt, hầu hết bệnh nhân viêm dạ dày cấp cải thiện rất nhanh.

Nếu điều trị không tốt, bệnh nhân có thể bị mất máu nhiều do chảy máu rỉ rả, hay bệnh có thể diễn tiến sang viêm dạ dày mạn tính.

III. Viêm dạ dày mạn tính


1. Định nghĩa

Viêm dạ dày mạn tính là tình trạng tổn thương có tính chất kéo dài và tiến triển chậm không đặc hiệu, có thể lan toả hoặc khu trú tại một vùng của dạ dày (hang vị, môn vị, tâm vị, hoặc viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày).

Lúc đầu là viêm phì đại, về sau là viêm teo, thường là thoái hóa teo đét các tế bào tuyến.

2. Nguyên nhân

– Sự kích thích lâu ngày của các thuốc kháng viêm không phải steroid, corticoid…

– Tình trạng nhiễm vi khuẩn H. pylori,

– Thiếu máu ác tính (còn gọi là thiếu máu tế bào khổng lồ hay thiếu hấp thu vitamin B12, một loại bệnh tự miễn),

– Thoái hóa của lớp niêm mạc dạ dày theo tuổi,

– Trào ngược dịch mật mạn tính.

– Thói quen ăn uống: Nuốt nhiều, nhanh, nhai không kỹ, bữa ăn không đúng giờ giấc, Ăn nhiều thức ăn có nhiễm chất các hoá học dùng trong nông nghiệp và kỹ nghệ thực phẩm, Ăn nhiều gia vị ( chua, cay ), uống cà phê đặc, uống rượu, hút thuốc lá lâu ngày sẽ tác động có hại cho niên mạc dạ dày và gây bệnh.

– Các yếu tố hóa – lý ( phóng xạ, quang tuyến ), một số thuốc nhuận tràng dùng kéo dài, các thuốc bột kiềm gây trung hoà dịch vị quá mức sẽ dẫn tới phản ứng đột biến tăng tiết a xít HCL làm tổn thýõng niêm mạc dạ dày.

– Suy dinh dưỡng: thiếu Fe, thiếu B12, thiếu a xít folic, vitamin C, vitamin PP, thiếu protein.

– Rối loạn nội tiết : trong suy yếu tuyến yên, bệnh Hashimoto, thiểu năng cận giáp, bệnhAddison, tiểu đường …

– Dị ứng: Một số bệnh ngoài da ( mày đay, eczema, licben…) hoặc do ăn uống

– Yếu tố miễn dịch: mới đây phát hiện thấy có các kháng thể kháng tế bào thành, kháng yếu tố nội sinh (chỉ thấy trong bệnh Biermer ), song cõ chế bệnh lý chưa rõ.

– Các rối loạn tâm lý rối loạn thần kinh thực vật, có thể gây nên viêm dạ dày và rối loạn tiêu hoá.

– Yếu tố di truyền: thấy rõ hơn cả trong bệnh Biermer (Hấp thu B12 kém )

3. Triệu chứng

– Cảm giác nặng bụng, chướng bụng, ợ hơi, nhức đầu, mặt đỏ cảm giác đắng miệng vào buổi sáng, buồn nôn, nôn, chán ăn, táo lỏng thất thường.

– Nóng rát vùng thượng vị : xuất hiện sau hoặc trong khi ăn, đặc biệt rõ sau ăn uống một số thứ như : bia, rýợu, vang trắng, gia vị cay, chua hoặc ngọt. Sau ăn mỡ xuất hiện nóng rát có thể là do trào ngược dịch mật vào dạ dày. Có một số trường hợp nóng rát xuất hiện muộn sau bữa ăn.

– Đau vùng thượng vị : Không đau dữ dội, thường chỉ là cảm giác khó chịu, âm ỉ thường xuyên tăng lên sau ăn.

– Toàn trạng bệnh nhân có thể gầy đi một chút ít, da khô tróc vẩy, có vết ấn của răng trên rìa lưỡi, lở loét, chảy máu lợi, Lưỡi rêu trắng.

4. Nguyên tắc điều trị

– Điều trị các nguyên nhân nếu có,

– Bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích bài tiết nhầy

– Duy trì tái sinh niêm mạc, Cải thiện tuần hoàn niêm mạc

– Điều trị chống vi khuẩn H. pylori.

– Chống co thắt,

– Chống stress

– Ăn chậm, nhai kỹ, ăn những loại thức ăn dễ tiêu, nấu chín kỹ, khoảng cách giữa các bữa ăn hợp lý, tránh loại thức ăn nhiều chất xơ, quá nóng, qua lạnh, cứng rắn. Kiêng các chất cay, chua, mỡ rán, rượu, cà phê, thuốc lá.

5. Tiến triển biến chứng

Viêm dạ dày mạn tiến triển từ từ, hình thái niêm mạc thay đổi dần dần từ viêm phì đại đến viêm teo (thể teo đơn thuần, thể teo có loạn sản) có thể gây ra một số biến chứng như: Ung thư dạ dày, Xuất huyết tiêu hoá, Viêm quanh dạ dày, tá tràng, Viêm túi mật mạn, viêm tụy mạn


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Người viêm đại tràng mãn nên ăn uống như thế nào?

Viêm đại tràng có 2 loại: viêm đại tràng cấp tính và viêm đại tràng mãn tính (VĐTMT). Bài viết này đề cập đến những lưu ý trong ăn uống khi bị VĐTMT.

dinh dưỡng bệnh viêm đại tràng

Đặc điểm bệnh

VĐTMT do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng vi sinh vật và ký sinh vật đóng vai trò đáng kể. Triệu chứng có khi chỉ nhẹ, thoáng qua, nhưng có khi nặng. Nhẹ thì đau bụng vùng hố chậu (hố chậu trái hoặc hố chậu phải, có khi đau cả hai), đau âm ỉ hoặc quặn từng cơn. Thường có đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài khi lỏng khi sền sệt, có khi lại táo bón phân từng cục như phân dê, đi ngoài phải rặn nhiều dễ gây nên bệnh trĩ.

Lưu ý trong ăn uống

Thức ăn đối với người bị VĐTMT rất nhạy cảm. Hầu hết người bị VĐTMT khi ăn “thức ăn lạ” là bị đau bụng, đi lỏng ngay sau khi ăn không bao lâu. Khi bị VĐTMT cần xác định nguyên nhân của VĐTMT thì việc điều trị mới đưa lại kết quả tốt.

Ăn, uống không phải là thuốc điều trị, nhưng nó có vai trò thúc đẩy quá trình lành bệnh và giảm các triệu chứng. Trong những lúc bị rối loạn kích thích gây đi lỏng, phân nát, đi ngoài nhiều lần trong ngày thì không nên ăn rau, hoặc các loại có chất xơ; không ăn ớt, hạt tiêu, chất gia vị; không ăn các thức ăn chua; khi ăn trái cây thì cần gọt vỏ; không ăn chuối, nhất là chuối tiêu; không ăn các loại quả đóng hộp; không uống cà phê, kẹo sô-cô-la sẽ gây kích thích đại tràng. Nên ăn cháo đặc, súp, ăn làm nhiều lần, không nên ăn một lúc no quá.

Trái lại khi bị táo bón thì thức ăn cần có rau xanh như canh lá mồng tơi, rau lang, củ khoai lang. Ăn cơm nhai kỹ, vẫn phải tránh ăn chua, cay, các loại gia vị; không uống rượu, bia. Cũng rất nên tránh ăn thức ăn có nhiều lượng dầu, mỡ như món xào, chiên.

Viêm đại tràng mãn tính cần tránh dùng các loại thuốc giảm đau thuộc nhóm steroid vì chúng làm ảnh hưởng đến niêm mạc đại tràng trong lúc niêm mạc đang bị bệnh. Ngoài việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, ăn uống hợp lý thì tập thể dục đều đặn như tập dưỡng sinh, xoa bụng, đi bộ… cũng đóng góp đáng kể vào việc chữa trị bệnh VĐTMT có hiệu quả.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com